NT Foundation - Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
 
 
Lượt truy cập: 13219582
 
 
Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
 

Mấy đêm vừa rồi, tớ phải test nó. Tớ phải rình lúc thằng bé có hứng nói chuyện với tớ, hoặc là tạm thời rời mắt khỏi mấy đĩa Tom & Jerry, hoặc là không kêu gào vụ đòi bế đi tè, đi ị để hỏi. Tớ phải rình thời cơ chín muồi mới có thể làm được cách mạng.

 

Tớ hỏi: Con đếm từ 1 đến 10 xem nào? Thằng bé đếm rất nhanh, nhưng không đếm được số 8. Luôn bỏ qua số 8. Tạm được.
Tớ hỏi: Con là con trai hay con gái? Thằng bé bảo con giai, Bom có chim. Được.
Tớ hỏi: Con có yêu ông bà bố mẹ không? Thằng bé bảo: Bom yêu ông bà, yêu mẹ, không yêu bố. Láo quá, bố mà không yêu à? Thế có ghét bố không? Nó bảo không. Không yêu, không ghét, ông đối với tôi cũng bình thường thôi, ý nó thế.

Tớ bảo nó đi giật lùi 5m, thằng bé lùi được khoảng 3,5m, nhưng vẫn ngoái cổ lại. Được.
Bảo nó chạy 18m, tớ dỗ, đi mua kẹo, nó chạy liền, lạch bạch lon ton khoảng 15 giây, chậm với chuẩn 10 giây. Tàm tạm được.

Cảm ơn, xin lỗi, chào, bye bye luôn mồm, cái này thì quá chuẩn.

Không chịu nhảy từ giường xuống đất, mà chọn giải pháp quay mông xuống để tụt, không thể bắt được bóng 15cm bằng hai tay, chỉ giơ tay ra đỡ; trèo cầu thang luôn luôn bằng chân phải trước chứ không luân phiên; không biết nhảy lò cò; không biết đi thăng bằng; không biết cài và mở cúc áo, chỉ biết giật cho áo tung ra; ho không biết che miệng; hài lòng khi hoàn thành công việc thì quá tốt: ông mãnh ăn được một miếng thì bắt cả nhà vỗ tay, thậm chí còn vỗ tay mồi: "Hoan hô"; không điều chỉnh được giọng nói, vì còn đang nói ngọng...

Nhưng cái vụ dự đoán các hiện tượng tự nhiên sắp xảy ra (mưa, nắng...) chắc chắn là chịu đấy.

Tớ chỉ biết trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa, giông đằng đông vừa trông vừa chạy, giông đằng nam vừa làm vừa chơi, hết. Mà cái này thì phải biết đọc mới biết được chứ nhỉ? Trình độ dự báo thời tiết của tớ, giỏi lắm cũng chỉ bằng Gia Cát Dự trong Gặp nhau cuối năm (vai diễn của Hiệp Gà).

Tớ nghĩ thế này: Cái 29 chuẩn phát triển cho trẻ 5 tuổi ầm ĩ mấy ngày qua, khối bác cầm sổ hưu đến nơi cũng không làm được. Ví dụ vụ chạy 18m trong 5 giây, các bác có mà chạy vào hòm. Bụng to vậy cơ mà. Thực hiện đến cùng công việc được giao, hic; hay đặt câu hỏi (bạn nào rảnh đi xem các bác ngủ gật trong các cuộc họp); có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách (có đọc bao giờ đâu mà sách chả mới toe); không nói tục chửi bậy (không chắc đâu nghen, chửi ác là đằng khác); hiểu và đáp lại lời của người khác (nghe thì chắc, chứ đáp lại thì không chắc, cứ im im nghe vậy thôi); có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (có thể đổ rác đúng nơi quy định, nhưng cũng có thể kéo cửa kính ô tô để nhổ ra đường); mạnh dạn bày tỏ ý kiến bản thân (có bác cả đời không nói gì đấy thây, khối bác họp đại biểu quốc hội mà tivi quay các bác đang ngủ gật đấy thôi); biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm (không kêu đâu, kêu thì còn chết nữa, im im ngậm bồ hòn thôi)...

***
Chuyện "cô bé quàng khăn đỏ" thời 29 tiêu chuẩn
(TS. Vũ Thế Long)

Trời trở lạnh, tuyết rơi trắng xóa. Bà vào rừng hái nấm. Trước khi đi, bà dặn cô bé quàng khăn đỏ: "Cháu đã lên 5, bà tin cháu bà rất thông minh. Nếu có người lạ đến gõ cửa, cháu phải trả lời hết sức lịch sự, lễ phép. Không được hờn giận, khóc nhè. Ngày mai đến lớp, cô sẽ kiểm tra 125 chỉ số đấy. Nhớ lời bà dặn, cháu phải tập di lùi cho thật thẳng tối thiểu phải đi giật lùi từ bếp ra đến cửa cho đủ 5m. Sau đó, cháu phải trèo lên giường của bà cho đủ 40cm rồi tập nhảy xuống sao cho hai chân chụm vào nhau..."

Bà thì thầm dặn cháu đến nửa tiếng đồng hồ rồi mới xách làn vào rừng. Trước khi đi, chợt nhớ ra một điều chưa kịp dặn. Bà quay lại nhắc: "Cháu có biết tiết kiệm là gì không?" Nói đọan, bà xoay cái nút bóng đèn tiết kiệm cho ánh sáng trong phòng lù mù tối. Bà dặn: "Khi nào tập đọc chữ cái thì cháu hãy vặn đèn sáng. Khi nào tập đi lùi hay tập nhảy, cháu phải vặn đèn tối cho tiết kiệm nhé".

Bà kiểm tra lại số điện thọai di động của bà xem cô còn nhớ không. Cô cháu đọc vanh vách 0903280998. Bà yên tâm xách làn ra cửa và không quên "test" cô cháu một câu hỏi trắc nghiệm: "Cháu xem thời tiết chiều nay sẽ ra sao?" cô bé nhìn trời nhìn đất rồi phán: "Bà nhớ về sớm nhé. Trông trời như thế này chắc chiều tối sẽ có bão tuyết. Cháu sẽ lấy cái chiếu rách dựng tạm cái lều. Nhỡ bão tốc mái thì đêm nay bà cháu mình vãn có lều mà trú". Bà lão yên tâm rảo bước vào rừng. Nhớ tới buổi họp phụ huynh ở trường mẫu giáo về từ chủ nhật trước, ngày nào bà cũng kiểm tra xem cô cháu gái mình phấn đáu có đạt được đủ 125 chỉ số và 29 chuẩn của Bộ quy định không. Trẻ con bây giờ vất vả quá.

Bà vừa đi khỏi, con sói già thè lè cái lưỡi đỏ lòm nhe hàm răng nhọn hoắt, lê cái đuôi dài mò mẫm trong rừng già. Thấy ánh đèn le lói qua khung cửa sổ nó lân la đến gần ghé mắt nhìn vào trong. Cô bé quàng khăn đỏ đang ê a học thuộc từng chữ cái theo trật tự cải tiến. E, Mờ... mờ em, xờ em xem... Sói nheo mắt theo rõi hồi lâu rồi đánh tiếng. Cháu ơi! Mở cửa ra, bà đã về đây này! Cô bé nhìn qua cửa sổ thấy lão sói già chẳng những không sợ hãi khóc nhè mà còn rất lịch sự, lễ phép trả lời: Xin lỗi ông! Ông nhầm rồi! Bà tôi đeo kính và để tóc dài cơ. Tôi không mở cửa đâu.

Con sói lại năn nỉ: Cháu ơi! mở cửa ra cho bà! Bà mang về cho cháu nhiều bánh lắm đấy! Cô bé lại lịch sự trả lời: Xin mời ông đi chỗ khác. Tôi còn phải tập chạy và tập nhảy. Nói đoạn cô bé trèo lên chiếc giường của bà đã được bà kê thêm mấy viên gạch cho đủ độ cao 40cm để cháu luyện tập rồi nhảy xuống. Hai chân chạm vào nhau đúng một điểm. Sói nhìn ngơ ngác chẳng hiểu gì. Nhảy dăm ba lần, cô bé vào bếp rồi cứ thế đi giật lùi về phía cửa. Sói chột dạ. Lạ quá, hình như ta đã thấy có người đi kiểu này ở đâu rồi. Sói chợt nhớ ra cái hôm lân la về làng, nó thấy hai người đàn ông đi lùi trước linh cữu trong một đám ma. Họ mặc áo sô, tay chống gậy đầu đội khăn rơm, kèn trống inh ỏi. Hôm ấy, nó lặn thật nhanh. Mom mem đến gần đám người sẵn gậy trong tay kia mà họ thấy thì chẳng phải đầu cũng phải tai!

Sói lại nằn nì một lần nữa: Cháu ơi! mở cửa cho bà. Bà lạnh lắm rồi. Bánh của cháu đây này! Cô bé lần này hết sức kiềm chế và trả lời hết sức lễ phép: Thưa ông, ông không phải là bà tôi. Tôi còn phải luyện chạy, luyện nhảy, phải thuộc chữ cái, ôn lại bài xem thời tiết, học thuộc bài ứng xử... Xin ông đừng quấy rầy tôi. Nếu ông cứ tiếp tục quấy rối, tôi buộc lòng phải gọi điện thoại mời bà tôi về giải quyết. Nói đoạn cô bé rút điện thoại bấm 0903280998 rồi nhắn tin mời bà về. Lão sói già thấy cô bé gọi điện thọai và bấm những 10 con số dài dằng dặc nó chẳng biết cô làm trò gì. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ sói có nhìn thấy cái di động bao giờ đâu?

Gọi điện xong, cô bé vào bếp vớ cái chổi sể cưỡi lên cán chổi và chạy nhong nhong vòng quanh nhà. Sói giật thót lè lưỡi chuồn thẳng vào rừng. Vừa chạy vừa lẩm bẩm: Trời ơi ta gặp mụ phù thủy mà cứ ngỡ là con bé quàng khăn đỏ! May mà còn kịp nhận ra! Suýt bỏ đời!

Huy Bom-Theo Ngôi Sao

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...