NT Foundation - Mạnh hơn cả lời nói
 
 
Lượt truy cập: 12510307
 
 
Mạnh hơn cả lời nói

“Anh đã hại con, giờ anh hãy chữa khỏi bệnh cho con đi!” là chỉ thị mà vợ tôi giao cho tôi khi chứng kiến cậu con trai thứ tư mắc bệnh tự kỷ sau khi được tiêm phòng những liều vắc-xin quai bị, sởi và ru-be-la. Nhận thấy không có giải pháp nào khác từ các loại sách y học, tôi cũng giống như bao bậc làm cha làm mẹ khác đã theo đuổi hành trình chữa trị giúp con trai thoát khỏi căn bệnh tự kỷ và tái hòa nhập vào thế giới của chúng ta. Bệnh tự kỷ trong nhà chúng tôi, cũng như mọi gia đình khác là 24/7 với những tiếng hét, những đêm không ngủ, bụng trương lên, chứng táo bón, chứng tiêu chảy, chứng viêm tai (với những thuốc kháng sinh đi kèm), sự ám ảnh, sự dai dẳng, sự khắt khe, và tất nhiên, không giao tiếp dù là bằng mắt và không vui chơi. Tôi đã và vẫn đang ngạc nhiên trước phản ứng im lặng của cộng đồng y học khi ngày càng có nhiều người mắc bệnh tự kỷ. Tôi không thể chờ được nữa. Con trai tôi hồi phục là giải pháp duy nhất để cứu gia đình tôi.

Một cuốn sách rất hay về chữa bệnh tự kỷ!

ôi được đào tạo chính quy về Nhi khoa từ những năm 1980. Tôi còn nhớ rất rõ một trong những thầy dạy tôi đã chỉ vào một em bé bị tự kỷ mới nhập viện và nhận xét: “Cậu bé này lãnh đạm quá phải không? Anh có thể sẽ không bao giờ gặp một bé nào khác như vậy đâu; những trường hợp như thế này rất hiếm.” Nhưng từ thời điểm bấy giờ đến nay đã có nhiều biến đổi rất lớn. Giờ đây, chúng ta có thể thấy những đứa trẻ như vậy ở bất cứ nơi nào. Nhưng vì tỷ lệ cứ năm bé trai mới có một bé gái bị bệnh tự kỷ nên con số này đã bỏ qua ảnh hưởng của bệnh tới bé gái mà thay vào đó, người ta nói rằng: cứ 70 bé trai thì có một bé bị bệnh. Một con số kinh hoàng! Vậy tại sao không có một bác sĩ khoa nhi nào chịu can thiệp?

Nếu tự kỷ được coi là chứng rối loạn thần kinh hoặc rối loạn về gen thì có thể đưa ra danh sách các chuyên gia là: nhà thần kinh học, nhà di truyền học, bác sĩ nhi khoa hành vi, bác sĩ tâm thần, và nhà trị liệu dành cho các bà mẹ, vì dù thế nào thì hầu hết các vấn đề này đều là lỗi của họ. Nhưng bạn biết gì không? Mặc cho tất cả những kết luận chẩn đoán cùng những điều vô vị khác nữa, sự chuyển biến ở đứa trẻ, nếu có, là rất ít.

Theo tôi hiểu, bệnh tự kỷ đã lấy mất tâm hồn của đứa trẻ; và cũng tàn nhẫn hút hết nghị lực sống của hết người này đến người khác trong gia đình. Nó khiến mọi thứ bình thường khác trở thành vô nghĩa. Không nghi ngờ gì nữa, một câu hỏi phải được đặt ra trong lúc khủng khiếp đó: “Tôi phải làm gì với sự tức giận, đau đớn, tuyệt vọng và đau buồn của mình?”. Đã đến lúc phải xắn tay lên và áp dụng tất cả những gì tôi học được về Nhi khoa nói chung để tìm ra giải pháp.

Nếu tôi xem xét toàn bộ phương thức vận động của cơ thể và tiến hành điều trị thì có lẽ tôi có thể xử lý dần dần từng vấn đề. Bắt đầu với con trai tôi, tôi phải xử lí vấn đề dinh dưỡng (bé chỉ ăn bánh quy sôcôla, khoai tây chiên, bỏng lúa mạch, và uống nửa bình sữa mỗi ngày). Việc lập chế độ ăn uống của bé buộc tôi phải loại bỏ những thức ăn chứa protein và tất cả các loại bơ sữa. Điều sau đó chúng tôi trải qua thật đáng ngạc nhiên. Những đêm bé không ngủ dần chuyển thành những giấc ngủ trọn vẹn, tuyệt vời! Khi thêm dầu gan cá tuyết vào chế độ ăn của bé, chúng tôi đã thấy bé bắt đầu giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ! Như vậy, có lẽ bệnh tự kỷ hoàn toàn có thể chữa trị được. Phát hiện ra trục trặc ở đâu và tập trung giải quyết nó thực sự là điểm mấu chốt để có thể hồi phục.

Ngạc nhiên làm sao khi thấy con mình biến chuyển, khi những nguyên nhân khiến chúng đau đớn, la hét, tiêu chảy, táo bón, ốm đau thường xuyên bị đẩy lùi! Tuyệt vời làm sao khi thấy các bậc cha mẹ nói rằng sự lãnh cảm đã biến mất, rằng sự co giật hiếm khi mới xảy ra! Hạnh phúc làm sao khi thấy hi vọng lại trở về với các bậc phụ huynh! Hôn nhân, gia đình được hàn gắn. Những đứa trẻ bị tự kỷ có thể trở lại thế giới của chúng ta!

Jenny đã làm một việc không thể tin được khi kể lại câu chuyện về Evan. Chính Evan cũng phải trải qua hành trình nguy nan với bệnh tự kỷ. Không ai được đánh giá thấp ảnh hưởng của những tác động từ môi trường, dù là tự nhiên hay nhân tạo (dù mục đích có tốt như thế nào) đến sự phát triển của bộ não cũng như cơ thể của trẻ nhỏ. Quan trọng hơn, không ai được từ bỏ quá trình chữa trị đó. Bệnh tự kỷ hoàn toàn có thể điều trị được!

Bệnh tự kỷ không phải là chứng bệnh kết thúc bằng cái chết. Nó là điểm bắt đầu của hành trình về niềm tin, hi vọng, tình yêu và sự phục hồi.”

Jerry J.Kartzinel, Tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu
về trẻ em Mỹ, Bác sĩ nhi khoa được cấp
 chứng nhận quốc tế, Hội viên nhi khoa
viện Ponte Vedra (www.pppvonline.com)

 

Trích đoạn sách hay:

 

BÊN NGOÀI trời đã tối. Đã đến lúc cho Evan uống thuốc trị co giật màu xanh da trời ở nhà lần đầu tiên. Tôi bơm thuốc vào miệng cháu và bắt cháu phải nuốt. Tôi có thể thấy vị thuốc không dễ chịu chút nào, nhưng tôi không quan tâm. Tôi giữ cho miệng cháu ngậm lại tới khi cháu nuốt hết. Tôi không thể để cháu đánh rơi dù chỉ một giọt.

Tối hôm đó, tôi đặt cháu vào giường, hôn cháu và bảo cháu tôi sẽ quay lại trong ít phút. Cháu không phản ứng với bất cứ điều gì tôi nói. Tôi bước ra khỏi phòng, trông thấy ánh nhìn trống rỗng của cháu lên trần nhà. Đa số bọn trẻ đều muốn được vỗ về hoặc được đọc sách và không muốn mẹ rời khỏi chúng chút nào. Nhưng Evan thì không. Cháu chưa bao giờ quan tâm khi mẹ ra khỏi phòng. Tôi thường vẫn nghĩ rằng cháu dũng cảm, nhưng lần này rõ ràng có cái gì đó khác. Cháu dường như không tồn tại trong bản thân mình nữa. “Sự xâm lấn của những kẻ bắt cóc thân thể” là cách tốt nhất để miêu tả điều này. Evan không còn là Evan nữa. Tôi rời khỏi phòng cháu và đi vào phòng ngủ của mình. John động viên tôi vào giường ngủ. Đó là đêm đầu tiên chúng tôi trở về nhà, và tôi bảo với John rằng kể cả anh ấy trả cho tôi hàng triệu đôla cũng không thể khiến tôi rời xa đứa con mình quá 20 phút. Nhưng anh yêu cầu tôi nằm xuống vì anh ta muốn quan hệ tình dục. Chúng tôi vừa mới mang con mình từ bệnh viện về, vậy mà anh ta muốn quan hệ sao! Đó chính là sự khác biệt giữa đàn ông với phụ nữ. Chúng tôi thực sự có xu hướng xử lý những căng thẳng rất khác nhau, và tôi hiểu rất rõ John đang cố gắng thoát khỏi tình trạng này bằng cách duy nhất anh ta biết - đó là tình dục - nhưng tôi không chấp nhận.

Tôi quay lại phòng Evan, nằm xuống bên cạnh cháu. Cháu vẫn nhìn lên trần nhà trong suốt ba giờ tiếp theo mà không nói lời nào. Tôi tự hỏi con trai tôi đã lạc mất đâu rồi. Tôi nhắm mắt lại trước cả con, và trôi vào giấc ngủ yên bình.

ĐẤM! ĐÁ! CẤU VÉO!

Tôi bật dậy khỏi giường. Tôi nhìn thấy cháu như phát điên lên. Cháu lắp bắp la hét với tôi và đập tay chân ầm ĩ. Tôi không hiểu điều gì đang xảy ra. Tôi nói: “Evan, con yêu, con bị làm sao vậy? Là mẹ đây mà.”

Cháu đấm đá, gào lên và la hét. John chạy vào xem điều gì đang xảy ra. Anh bắt đầu la hét với tôi, và tôi cũng la hét lại anh tới khi Evan hét to át cả hai chúng tôi. John quay ra và bỏ về phòng của chúng tôi. Đêm đó, tôi đã thử mọi cách để có thể trấn an được cháu.

Khi mặt trời đã lên còn giọng của cháu lạc đi vì gào thét và đánh đập suốt đêm qua, cháu nằm trên sàn, lả đi trong tay tôi, còn tôi ngồi sụp xuống dựa vào tường. Đã 6 giờ sáng, tôi ước mình có thể nói rằng cháu đã ngủ ngon trong tám tiếng, nhưng không. Hai giờ sau, cháu lại thức giấc và lại tiếp tục điên loạn.

Mẹ John, Joyce và dượng Roger đã quyết định tạt qua giúp đỡ tôi một chút. Tôi rất biết ơn vì điều đó có nghĩa tôi có thể chợp mắt được một giờ trọn vẹn. Đã một tuần lễ kể từ đêm Phục Sinh đó, và lúc này đây, các bạn có thể tưởng tượng được tôi cảm thấy tan nát và kiệt quệ như thế nào. Tôi không biết mẹ Joyce sẽ nghĩ gì về tình trạng của Evan, bởi ngay cả tôi còn không nhận ra đứa con của mình nữa mà.

Sau khi ngủ được ba tiếng, tôi tỉnh dậy và đi loạng choạng sang phòng khách. Cả mẹ John và dượng đều đang ngồi trên ghế trông Evan. Căn phòng thật tĩnh lặng. Bạn sẽ không dám mong đợi gì từ bố mẹ khi họ đến thăm cháu dù đó không phải là lỗi của họ. Không thể trò chuyện với Evan trong điều kiện này, tôi ngồi xuống và tất cả chúng tôi đều nhìn Evan xoay tròn người. Đôi lúc cháu dừng lại, chạy lên chạy xuống rồi đập đập cánh tay, và lại tiếp tục xoay xoay. Cháu không muốn làm gì với đồ chơi hay với những người khác. Cháu chìm trong thế giới chỉ có mình cháu, và không ai có thể giúp được gì. Mẹ John hỏi: “Điều này có bình thường không con?”

“Con không biết, mẹ ạ. Con cũng không biết phải hỏi ai nữa.” Tôi không thể chịu được cách mọi người nhìn Evan nên tôi mang cháu sang phòng khác và chơi với cháu theo cách tốt nhất tôi nghĩ. Lúc này đây, tim tôi không chỉ vỡ ra, mà nó như đã bị hủy hoại rồi.

Tôi quyết định gọi điện tới công ty sản xuất máy đo tim giống như những chiếc máy ở bệnh viện và đặt mua một cái cho Evan. Đêm đến, tôi không thể ngủ được, tự hỏi nếu cháu bị co giật thì tim cháu sẽ ngừng đập, nên tôi nghĩ nếu có máy đo tim làm chuông báo thức thì tôi sẽ yên tâm mà ngủ hơn. Khi tôi gọi điện tới công ty đó, họ nói rằng máy này chỉ phục vụ cho bệnh viện, hoặc chỉ khi có chỉ định của bác sĩ nói rõ rằng con tôi thực sự rất cần. Tôi gọi điện cho bác sĩ nhi khoa của tôi và ông ta cố giải thích với tôi là cái máy đó không cần thiết. Trước khi ông ta nói ra từ “Cần thiết”, tôi đã hét toáng lên: “Ông thực sự không biết điều chết tiệt gì tôi phải trải qua suốt tuần trước. Tôi cần cái máy đó, vì vậy, hãy điền ngay vào bản chỉ định rồi fax nó ngay cho tôi!”

Như thường lệ, ông ta yên lặng một lát rồi nói: “Được rồi, tôi sẽ fax cho chị ngay đây.”

Tôi fax nó cho công ty đó, họ bảo chiếc máy đó có giá 5000 đôla. Đây mới chỉ là sự khởi đầu của những chi phí khổng lồ, nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi nói: “Được rồi, các ông có thể chuyển nó ngay đêm nay cho tôi không?”

Đêm đó, tôi cho Evan uống thêm thuốc trị co giật màu xanh da trời rồi đặt cháu vào giường ngủ. Tôi lại nằm xuống ngay cạnh cháu, và khoảng một giờ sau, cháu lại ĐÁNH ĐẬP, CẤU VÉO, TÁT. Evan bắt đầu nổi quạu. Lần này, bố mẹ John chứng kiến toàn bộ sự việc. Trông họ rất đau khổ khi thấy Evan mất trí. Một lần nữa, tôi thức suốt đêm với cháu, tới khoảng 6 giờ sáng thì mẹ John đón lấy cháu từ tôi và yêu cầu tôi đi ngủ một lát. Lạy Chúa phù hộ cho bà!

Tôi đã ước rằng tất cả những điều tồi tệ này chỉ là một giấc mộng. Tôi thức dậy, cảm thấy thư thái và nghĩ rằng hôm nay là một ngày bình thường. Cảm giác đó chỉ kéo dài vẻn vẹn được bốn giây. Nỗi buồn lại xâm chiếm trái tim tôi, tôi trở lại phòng khách để xem ngày hôm nay mang tới cho tôi những gì. Evan vẫn đang ngủ trên ghế sofa, trông bà nội quá lo lắng đến nỗi tôi cũng thấy phiền muộn khi thấy bà như vậy. Tôi biết Evan không còn là Evan nữa. Có lẽ chính sự co giật đã khiến cháu trở nên điên loạn. Tôi không biết phải quay đi đâu nữa. Chồng tôi cũng đang ở nhà, nhưng không hiểu sao dường như anh đang gắng tránh xa tôi. Tôi biết chúng tôi không thể nói chuyện lịch sự với nhau được nữa, nên tôi sẽ tự mình tiếp tục tìm câu trả lời.

Ngày hôm đó, máy đo nhịp tim đã được mang tới, nó cứ như ông Ed McMahon đang đứng trước cửa nhà tôi với một công cụ kiểm tra thần kỳ. Tôi quá sung sướng nhảy cẫng lên khi mua được chiếc máy bảo vệ tốt nhất. John cũng sung sướng vì điều đó đồng nghĩa với việc anh có thể có lại người vợ của mình. Bộ phận báo động của chiếc máy này sẽ được nối với phòng ngủ của chúng tôi.

Đêm đó chúng tôi nối máy vào Evan, và cảm thấy rất yên tâm khi biết âm thanh nhức óc của chiếc chuông sẽ báo động cả ngôi nhà nếu nhịp tim của cháu tụt xuống hoặc tăng lên, dù chỉ một chút. Như thường lệ, tôi cho cháu uống thuốc trị co giật màu xanh da trời và đặt cháu nằm ngủ. Lần đầu tiên tôi thả mình xuống giường và để nguyên quần áo thế mà ngủ, không phải vì tôi cần chúng ngay trong trường hợp khẩn cấp mà vì nó sẽ ngăn chồng tôi đụng chạm vào cơ thể mình. Chúng tôi không còn hòa hợp nữa, và tôi cảm thấy mình đơn độc. Nếu yếu tố tình cảm trong mối quan hệ đã không còn thì tôi cũng không thích làm “chuyện đó” nữa.

BÍP BÍP BÍP BÍP

Có tiếng chuông kêu. Tôi lao vào căn phòng và thấy Evan đã dứt bỏ các dây dợ, đang chống tay và quỳ gối, nện đầu vào tấm ván đầu giường.

BẬP BẬP BẬP

Tôi hét lên, “Dừng lại ngay, Evan.”

BẬP BẬP BẬP

Tôi xốc cháu lên và giữ chặt cháu trong tay mình. Cháu khóc thét lên và nói lắp bắp. Cháu đập tay vào đầu lia lịa. John bước vào và quát cháu dừng lại, còn tôi thì quát John rằng anh thậm chí còn không biết con nó đang bị làm sao.

Tôi nói: “Em nghĩ chính thuốc trị co giật đã khiến con bị rối loạn thần kinh như thế này.”

Tôi cầu xin Evan hãy bình tĩnh lại, nhưng cháu vẫn liên hồi đấm, đá. Tôi đánh vật với cháu suốt đêm cho tới khi cả hai đều đổ sập xuống sàn và ngủ thiếp đi lúc 6 giờ sáng.

Sáng hôm sau, tôi gọi điện tới bác sĩ điều trị não cho Evan và yêu cầu ông ta thử loại thuốc khác. Tôi kể với ông ta có lẽ loại thuốc đang dùng đã gây ra ảo giác hành vi bạo lực vì đêm hôm trước cháu liên tục gắng làm đau chính mình. Tất nhiên, vị bác sĩ đã nhạo báng việc tôi cho rằng loại thuốc kỳ diệu đó lại gây ra những phản ứng như vậy, nhưng tôi nói với ông ta rằng kể từ lúc chúng tôi bắt đầu cho cháu uống loại thuốc này ở bệnh viện, cháu trở nên ngày càng hung hãn hơn. Bác sĩ khuyên tôi nên tiếp tục duy trì loại thuốc đó. Nhưng linh cảm trong tôi mách bảo ông ta lại đang tiếp tục gây ra một sai lầm nghiêm trọng khác. Đôi khi bằng bản năng, các bà mẹ có thể biết cái gì hiệu quả, cái gì không, nhưng vị bác sĩ không quan tâm tới bất cứ điều gì tôi nói. Tôi gác máy rồi lên mạng và nghiên cứu.

Đêm hôm sau, giống như hoạt động của đồng hồ hẹn giờ vậy, điều tương tự lại xảy ra, thậm chí còn nghiêm trọng hơn những gì bạn có thể tưởng tượng nổi. Tôi chạy vào phòng của Evan, và lần này cháu đang bị ảo giác và đập tất cả những gì ở xa cháu. Cháu hét lên gọi mẹ, nhưng lại không nhận ra tôi. Cháu đánh tôi như thể tôi là một người lạ trong khi lại đang hét lên tìm tôi. Điều đó làm tim tôi vỡ tan. Tôi không biết phải làm gì nên tôi cũng gào to lên bằng tất cả sức lực của mình. Tôi chạy ra ngoài, hét lên, và cầu Chúa hãy mang tất cả những chuyện này đi. Tôi không thể chịu đựng được khi nhìn con mình như thế này nữa. Tôi cầu Chúa hãy mang cháu đi nếu cháu không thể chịu đựng được nữa, bởi tôi cũng không thể chịu đựng thêm tất cả những điều này, dù chỉ một giây. Tôi khóc, rồi lại làm những việc mà hầu hết các bà mẹ đều làm. Tôi lau mặt và đi vào nhà.

Tôi nhấc điện thoại và gọi cho nhà thần kinh học. Khi ông ấy gọi lại cho tôi lúc 1 giờ sáng, tôi đặt điện thoại ngay cạnh Evan để ông ta có thể nghe âm thanh đứa trẻ này đang tạo ra, những âm thanh khiến tâm hồn của bất kỳ ai cũng phải tê tái. Nhà thần kinh học nói: “Chúng ta cần dừng ngay việc cho cháu uống loại thuốc màu xanh đó lại.”

Khốn nạn, sao trước đó ông ta đã không chịu nghe lời tôi, rồi Evan đã phải chịu thêm một đêm kinh hoàng để kẻ ngu dốt kia thấy loại thuốc hắn kê có tác dụng như thế nào tới cháu.

Chúng tôi chuyển sang loại thuốc khác, loại thuốc mà tôi gọi là thuốc trị co giật màu vàng (dù không hẳn là màu vàng). Tôi rất vui được thông báo rằng chứng rối loạn tâm thần của Evan đã hoàn toàn biến mất. Khi uống loại thuốc màu vàng này, cháu ngủ suốt đêm. Điều đó có nghĩa cuối cùng tôi cũng được ngủ, và cháu không bao giờ phải đánh đuổi những ma quỷ vô hình nữa. Nhưng cả ngày hôm sau lại là một câu chuyện khác. Loại thuốc màu vàng lại khiến cháu mất hoàn toàn khả năng phát ngôn. Đến tận bây giờ, cháu chỉ biết nói một số từ như “quả” hoặc “mẹ” thôi. Tôi không chịu đựng được điều này nữa. Cháu còn chảy nước dãi ra và chìm trong mơ mộng khi cứ nhìn chằm chằm vào bức tường. Tôi gọi điện cho viên bác sĩ và nói với ông ta giờ tôi lại có đứa con như Ozzy Osbour. Tôi kể cho ông ta trước đây Evan là một cậu bé rất hạnh phúc, yêu quý mọi người, nhưng giờ cháu chỉ còn là kẻ sống dở chết dở. Viên bác sĩ bảo tôi cứ để cháu uống tiếp, vì đó là loại thuốc rất tốt. Tôi quá thất vọng. Tôi không biết loại thuốc này ra sao. Tôi không thể hỏi Evan, nên tôi tự quyết định làm cái điều mà nhiều người sẽ cho là ngớ ngẩn: uống thuốc của Evan để xem nó cho tôi cảm giác như thế nào. Tôi cần biết có phải loại thuốc ấy khiến cháu như thế này, hay một cái gì khác nữa. Sau khoảng 1 giờ uống thuốc đó, thề với Chúa, tôi không thể chịu nổi thứ nước bọt trong miệng mình. Mọi ý nghĩ của tôi rối tung lên và không thể dừng mơ mộng.

Tôi không biết phải làm gì nữa. Tôi sẽ chấp nhận một đứa trẻ tâm thần hay sống dở chết dở đây? Tôi sẽ chấp nhận một đứa trẻ sống dở chết dở cho tới khi tôi có thể tự mình tìm ra nhiều thông tin hơn.

 

Về tác giả: Jenny McCarthy là người mẫu, diễn viên, tác giả và một nhà hoạt động xã hội. Năm 2006, cô xếp thứ 7 trong Top 100 phụ nữ hấp dẫn nhất thế giới do tạp chí FHM - tạp chí dành cho nam giới rất được ưa chuộng tại Mỹ bình chọn. Cô cũng rất thành công trong lĩnh vực sản xuất phim và chương trình truyền hình.

Mc Carthy có những tác phẩm bán chạy nhất được tạp chí New York Times bình chọn như: Belly Laughs, Baby Laughs, Life Laughs. Hiện cô đang sống tại Los Angeles cùng con trai Evan.

 

Thông tin về cuốn sách:

 

Tên sách

Mạnh hơn cả lời nói

Tác giả

Jenny McCarthu

Giá

33.000 (vnđ)  

Số trang

197

Nhà xuất bản  

Lao động – Xã hội

Khổ

13 x 20,5 (cm) 

Dạng bìa

Bìa mềm

  Nguồn:www.thaihabooks.com

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...