NT Foundation - “BỘ CHUẨN” TRẺ 5 TUỔI
 
 
Lượt truy cập: 13219586
 
 
“BỘ CHUẨN” TRẺ 5 TUỔI
 

BS NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN (ÚC)

Vừa qua Bộ giáo dục và Đào tạo ra dự thảo ban hành "Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" bao gồm 29 chuẩn với 125 chỉ số nhằm đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi và là khung chuẩn cho giáo viên để soạn thảo khung chương trình dạy học cho trẻ ở lứa tuổi này. Chỉ nhìn dưới góc độ chuyên môn y khoa, có một số điểm - bất hợp lý căn bản cần bàn thảo.

 

Chúng tôi được biết không có cái gọi là "bộ chuẩn phát triển", bởi vì phát triển của trẻ em, bao gồm lớn lên và phát triển, là một quá trình động, phụ thuộc chính vào hai yếu tố di truyền và môi trường. Mỗi cháu có kiểu cách phát triển riêng không giống một cháu nào.

Và ngay ở cùng trong một gia đình, hai trẻ sinh đôi cũng không hoàn toàn giống nhau về đặc điểm phát triển. Một số trẻ có thể phát triển tốt về một khía cạnh hoặc một kỹ năng nào đó so với các trẻ khác cùng tuổi, nhưng cháu lại có thể kém hơn các bạn ở một số điểm khác. Và vì thế không có một chuẩn nào cả, mà trong giới chuyên môn chúng tôi có thuật ngữ "mốc phát triển" (milestone). Nếu nhìn vào những con số "chuẩn" đến chính xác từng em, từng giây, từng hành vi nhỏ của cả 125 chỉ tiêu của "bộ chuẩn" quy định cho một trẻ 5 tuổi là một điều bất hợp lý và thiếu tính khoa học. Thí dụ, một trẻ 5 tuổi ở nông thôn có thể có khả năng về vận động thô (leo trèo, cchạy nhảy) tốt hơn so với trẻ tương ứng ở thành phố; ngược lại trẻ ở thành phố có thể phát triển tâm lý sớm hơn về mặt cảm xúc xã hội so với chúng bạn ở nông thôn. Và những sự khác biệt đó không đủ để phản ánh được yếu tố chậm hay bất thường nào cho cả hai nhóm.

Phát triển ở trẻ em được coi là một lĩnh vực khó đối với giới chuyên khoa. Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều "thuyết" và chưa có một sự thống nhất nào. Nhưng tựu trung lại, giới chuyên môn đồng thuận là có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ là di truyền và môi trường. Tuỳ thời điểm mà mỗi yếu tố đóng góp và tương tác ở mức độ khác nhau vào quá trình lớn lên và phát triển cho một cá thể trẻ. Và cho đến nay, cũng chưa có một bằng chứng nào cho thấy yếu tố chủng tộc và di truyền có tác động khác nhau đối với phát triển trí tuệ giữ các vùng địa dư và chủng tộc.

Yếu tố môi trường như gia đình, xã hội, văn hoá có tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển về xã hội, tư duy nhiều hơn là thể lực. Thế nhưng mục đích chính của việc đánh giá các chức năng tư duy, cảm xúc xã hội của trẻ em không phải để đánh giá biểu hiện hành  vi đạo đức của trẻ mà để nhận dạng phát hiện sớm những lệch lạc về chức năng hành vi theo chiều hướng bệnh lý để can thiệp kịp thời.

Thực tế giới chuyên khoa trên thế giới cũng có nhiều chỉ số đánh giá mốc phát triển của trẻ, nhưng tính chung lại chỉ cần trên dưới 30 chỉ tiêu là có thể giúp cho giáo viên hoặc phụ huynh sơ bộ đánh giá xem một trẻ có mức độ phát triển nằm trong số đông các cháu cùng lứa tuổi hay không. Và khoảng 30 chỉ tiêu khác đi kèm theo là những dấu hiệu coi là "khả nghi" cháu có thể bị chậm phát triển hơn so với các trẻ khác cùng lứa tuổi. Việc đánh giá mức độ phát triển của trẻ cũng không phải diễn ra một lần, mà là sự quan sát thường xuyên, ghi nhận ở các thời điểm khác nhau. Nếu trẻ có các dấu hiệu khả nghi theo hướng dẫn, thì cha mẹ hoặc giáo viên sẽ gửi cháu đến bác sĩ chuyên khoa để khám và xác định.

N.Đ.N

Bài viết được trích từ báo Thanh niên, số 46, chủ nhật 15/2/1009.


Thêm yêu thích (621) | Trích dẫn nội dung trên site của bạn | Xem: 7285

  Nội dung

PHẢN HỒI ĐỘC GIẢ NT-FOUNDATION VỀ BÀI VIẾT
Tên của bạn:
E-mail của bạn:
Nội dung:



Code:* Code

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • XEM CON NHƯ LÀ MỘT CHỦ THỂ
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...