NT Foundation - "Chữa bệnh tâm lý không giống sửa xe máy"
 
 
Lượt truy cập: 12510529
 
 
"Chữa bệnh tâm lý không giống sửa xe máy"
 

(Trò chuyện với Thạc sĩ Tâm lý Nicolas Bosc)

Thạc sĩ tâm lý Nicolas Bosc (31 tuổi) đã đến Việt Nam từ năm 2004. Anh làm việc tại Trung tâm trị liệu Tâm lý NT (46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) để lấy số liệu hoàn thành luận án tiến sĩ tại trường ĐH Paris 8. Nicolas Bosc còn tham gia giảng dạy tại nhiều Khoa Tâm lý các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội. Nicolas Bosc hiểu sâu sắc cả về tâm lý và văn hóa của người Việt.

 

 "Chữa bệnh tâm lý không giống sửa xe máy"

"Khi người ta trẻ thì mọi thứ luôn thay đổi: cơ thể thay đổi, quan hệ với bố mẹ, anh chị em trong gia đình, cũng thay đổi, cuộc sống thay đổi, bắt đầu có quan hệ tình dục. Mọi thứ liên tục thay đổi trong độ tuổi 14-20. Thế nên cũng là bình thường thôi nếu đôi lúc trong cuộc sống bạn cảm thấy khó khăn: thấy buồn, hoảng sợ, cô đơn, nổi giận. Tuy nhiên nếu những vấn đề tôi vừa nói mà đến với một tần suất nhiều và rất mạnh (quá buồn, quá sợ hay lúc nào cũng buồn, lúc nào cũng sợ) thì sẽ dẫn đến rối loạn tâm lý. Những lúc như vậy thì các bạn không nên ngồi chờ thụ động mà hãy đến gặp chuyên gia tâm lý. Đừng ngồi chờ nó khỏi. Đừng tưởng tượng nhiều quá. Có thể là người chuyên gia đó không ngay lập tức khắc phục vấn đề của bạn, nhưng như thế rõ ràng là tốt hơn bạn ngồi một góc bởi như thế tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn mà thôi. Và nếu chuyên gia này không giúp bạn được gì thì cũng đừng sợ mà hãy đi tìm một chuyên gia khác. Chữa bệnh tâm lý không giống như đi sửa xe máy. Quan hệ giữa bệnh nhân và chuyên gia tâm lý phải thật thoải mái, thật sự tin tưởng". (Nicolas Bosc).

Khó lý giải về khả năng chịu đựng của sinh viên Việt Nam

Nicolas Bosc có quan hệ tốt với sinh viên Việt Nam (anh tham gia giảng dạy tại nhiều trường ĐH ở Việt Nam thuộc mạng lưới các trường ĐH Pháp ngữ (AUF)). Bosc nhận ra một điều là sinh viên Việt Nam rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Đây là đối tượng phải "làm việc" nhiều kinh khủng dưới áp lực ghê gớm từ gia đình. Ở Việt Nam câu nói cửa miệng của các ông bố bà mẹ là: Con phải học, phải học. Nếu thần kinh tốt, có sức khỏe và có năng lực thật sự (số này không nhiều) thì những sinh viên đó sẽ thành đạt. Còn với những sinh viên không đủ bản lĩnh thì... Bosc cảm phục và cũng khó lý giải về sức chịu đựng của sinh viên Việt Nam bởi dưới góc độ tâm lý thói quen chịu đựng và giữ ấm ức trong lòng của người Việt Nam cũng là một nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tâm lý. Cũng may là thời gian học đại học ở Việt Nam thường chỉ kéo dài có 4-5 năm. Sau đó sinh viên đi làm thì áp lực từ gia đình nhẹ đi.

(Tuấn Anh ghi

- Báo Sinh viên Việt Nam, Số 9 năm 2008)

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • "Hèn đại nhân"
  • Không có tuổi thơ
  • Những chuyện chưa kể về Nguyễn Khắc Viện
  • Giới thiệu sách mới: Tâm lý lâm sàng Trẻ em Việt Nam
  • GIÓ LẠNH LÙA QUANH MÁI ẤM GIA ĐÌNH
  • TƯ DUY TÍCH CỰC
  • Thăm lại "Kỳ nhân" đất Hương Khê
  • TƯNG BỪNG LỄ KỈ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP TRUNG TÂM N-T
  • Bài phát biểu của GS-TS Vũ Hy Chương
  • Bài phát biểu của Phụ huynh các cháu
  • BÀI PHÁT BIỂU CỦA GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM N-T
  • SAO TRỜI LUNG LINH
  • Thương con quá, hóa... hại con
  • Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm
  • Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...