NT Foundation - Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
 
 
Lượt truy cập: 13219651
 
 
Tiếp nhận phân tâm học và phê phán

Tiếp nhận phân tâm học và phê phán

     Đã qua rồi thời kì đấu tranh gay gắt giữa hai phe phái giáo điều, một bên là giáo điều phân tâm học gồm những người cho rằng phát kiến của Freud là chân lý  tuyệt đối, một bên cho rằng không  những sai lầm mà còn phi lý nữa, phải gạt bỏ hoàn toàn. Trong một thời gian khá dài có đến gần nửa thế kỉ những hội Phân tâm học  hoạt động như những giáo phái, khai trừ những hội viên bị kết án là sai lệch và ngược lại 1 số người xem là tà đạo. Điển hình là trường hợp của Vilhem Reich và những năm 30, một hội viên hội Phân tâm học Đức đồng thời là Đảng viên Đảng cộng sản Đức. Ông Reich đề xuất ý kiến là có thể kết hợp hai học thuyết của Marx và Freud  để lý giải các vấn đề xã hội và con người. Kết quả Reich bị cả hai bên khai trừ.

Ngày nay đại đa số độc giả nghĩ rằng:

-         Freud đã có thiên tài phát hiện ra nhiều vấn đề mới đề xuất một số khái niệm tâm lý giúp con người hiểu sâu về con người, và bất kì ai quan tâm đến con người đều phải nắm được.

-         Mặt khác trong lúc chuyển sang suy luận và vận dụng cho thực tiễn, Freud và các đồ đệ về sau đã có nhiều kết luận và cách làm khó chấp nhận đứng về phía khoa học.

     Ở đây chúng ta không bàn đến những vấn đề xã hội và triết lý mà Freud đã đề cập đến mà chỉ đứng về góc độ tâm lý học. Đặc biệt những nhà tâm lý học (thường gọi là tâm thần học) là những người chuyên theo dõi lâm sàng chăm chữa những tâm ệnh đã có những nhận đinh có thể nói là chặt chẽ nhất đối với Phân tâm học, vì một mặt họ vận dụng một số khái niệm và phương pháp của Freud để chữa bệnh, đồng thời lại đối chiếu Phân tâm học vào thực tiễn và lý luận của tâm bệnh học. Phải nói tâm bệnh học, nhất là của người lớn có hai đặc điểm.

-         Một là bắt nguồn từ y học, vận dụng những khái niệm cơ bản và phương pháp luận của y học thực nghiệm.

-         Hai là thường xuyên tiếp xúc với những bệnh loạn tâm hoặc những rối loạn hành vi nghiêm trọng, chống đối, quấy phá xã hội hơn là chứng nhiễu tâm (névroses)

     Trong y học bao giờ cũng phải tì cho ra cơ sở vật chất, thương tổn gây ra bệnh chứng nếu không thì chưa thể nói đến khoa học. Chưa tìm ra thì phải nghĩ ra đủ cách đưa vào những phát minh vật lý, hóa học để phát hiện cho ra vết tích của bênh chứng. Y học không phủ nhận vai trò của những yếu tố tâm lý, nhưng không chấp nhận quan điểm tâm lý thuần túy, chỉ biết đến những cơ cấu và cơ chế tâm lý, bỏ quên mất sinh lý. Freud xuất thân từ một bác sĩ chuyên về khoa thần kinh đã có những công trình về thần kinh học tiến hành theo đúng phương pháp y học và về lý thuyết ông cũng khẳng định sinh học là chỗ dựa quan trọng của tâm lý học, ông không cho rằng tâm lý học là một lĩnh vực độc lập với những quy luật riêng. Điều ấy đúng song về sau gần như bản thân ông và nhiều đồ đệ của ông trong lúc xây dựng học thuyết không hề đặt quan hệ với sinh học.

     Phương pháp y học là thực nghiệm, mỗi một điều suy luận phải được chứng nghiệm, hoặc qua thống kê, hoặc qua thực nghiệm. Đề xuất khái niệm. Xây dựng học thuyết bao giờ cũng phải được bản thân và nhiều người khác kiểm tra, chứng nghiệm.

     Nhiều nhà tâm bệnh học cho đây là điểm yếu nhất của Phân tâm học làm cho học thuyết này giống một triết lý siêu hình hay thuộc văn học hơn là khoa học. Đặc biệt phân tâm học được số đông hưởng ứng, say mê tiếp nhận một cách mù quáng chính là do tính không khoa học đó.

     Những đòi hỏi về tính khoa học là xác đáng, và đích thị nhiều nhà Phân tâm học đã tỏ ra thiếu tính khoa học, những sản phẩm của họ mang nhiều tính hư cấu không thuyết phục, măc dù nhiều khi đọc thấy thú vị. Ở đây cũng phải nói lên một số vấn đề quan trọng là tính khoa học trong tâm lý cũng như những môn khoa học khác về con người, có nhất thiết phải vận dụng những phương pháp thực nghiệm như trong sinh học không? Hay tâm lý học khó mà hoát khỏi ảnh hưởng của triết học và văn học? Dù sao đã gọi là tâm lý học thì nhất thiết phải cố gắng vận dụng tối đa phương pháp thực nghiệm.

     Thí dụ như giải đáp một câu hỏi: Trong xã hội Việt Nam có mặc cảm Odíp không? Không thể nói chung chung xã hội ta khác với xã hội thời phương tây thời Freud mà bảo là không có. Đó chỉ là một kiểu suy luận thiếu tính khoa học. Thực ra muốn trả lời câu hỏi đó phải nhiều năm sử dụng phương pháp của Freud, quan sát theo dõi nhiều ca rồi mới kết luận được có hay không có. Cũng như không thể dùng con mắt bình thường mà kết luận có vi khuẩn này, vi khuẩn kia mà không vẫn dụng kính hiển vi và những phương pháp cấy nuôi hay miễn dịch học rồi mới kết luận được.

     Để cụ thể hóa những nhận xét khái quát nói trên, chúng tôi xin trình bày ý kiến của một nhóm tâm bệnh học người anh qua quyển sách “tâm bệnh học lâm sàng” (Clinical Psychiatry).

     Freud đã tìm cách lý giải thoát khỏi những điểm khó khăn nhất của tất cả những ai muốn đưa tâm bệnh học vào khuôn khổ của y học cổ điển. Freud là một nhà tâm thần kinh học của thế kỉ 19 cho nên học thuyết của ông có hai tính chất.

-         Tính máy móc tức là muốn đi thẳng từ nguyên nhân đến kết quả với con đường nhân quả đơn tuyến một chiều.

-         Tính nhị nguyên đối lập Tâm và Thể.

     Bệnh án gốc của Freud là một ca hystêri được chữa bằng thôi miên. Trong một buổi thôi miên bệnh nhân sống lại một sự cố từ thời bé, đã quên từ lâu, sống lại với cảm xúc sôi động và sau đó chứng bệnh đã giảm hẳn. Từ đó Freud đề xuất ra quan niệm về vô thức, khái niệm trấn áp và luận điểm cho rằng những cảm xúc bị trấn áp từ xa xưa có thể tác động đến cách đối phó với những sự kiện hiện tại. Đối với thời ấy những quan điểm ấy mang tính cách mạng là một tiến bộ lớn.  Ngày nay, dưới hình thức này hay hình thức khác những điều ấy được đại đa số công nhận. Trong những trường phái tâm bệnh học khác chú trọng đến mô tả những rối nhiễu tâm lý, tác động qua lại giữa nhân cách con người với môi trường xã hôi. Quá trình triển khai học thuyết dẫn đến chủ nghĩa tâm lý thuần túy, bỏ qua những yếu tố thực thể và cơ địa rồi chỉ tập trung vào những chứng nhiễu tâm đặc biệt hystêri và tâm trạng lo hãi. Có những phát hiện quả là thiên tài, nhưng tự biện không có gì kìm hãm, kiểm nghiệm. Lúc đầu Freud còn tìm cách lấy lâm sàng làm cơ sở cho học thuyết nhưng về sau không hề thấy ông lo việc chứng nghiệm ấy nữa. Kết quả cuối cùng là một hệ thống lý luận phức tạp, hầu như không liên quan gì đến sinh lý và thần kinh học và cũng ít liên quan đến những dự kiến lâm sàng ban đầu. Có những đồ đệ óc biệt phái đòi hỏi học thuyết phải được chấp nhận toàn bộ hoặc phủ nhận, không thể cải biên một tí nào! Một thái độ chính thống cứng nhắc như vậy không phù hợp với khoa học. Phân tâm học đã xâm nhập rộng rãi trong dư luận khiến cho những người không chuyên môn viết về các đề tài này thường đồng nhất Phân tâm học với tâm bệnh học. Các trường phái ở mỹ đã hào hứng năm lấy là xem như có nhiệm vụ xuất trở lại cho Châu Âu mà họ xem như là lạc hậu. Trái lại Châu Âu sau cao trào của những năm sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thời mà từ ngữ văn học của giới tri thức Châu Âu đầy rẫy Phân tâm học, thì nay phổ biến dưới hình thức thô sơ dầu vấp phải sự phản bác mạnh mẽ của nhiều học giả.

     Như Gruhle phê phán cơ sở lý giải của Phân tâm học, vì trong nhiều trường hợp không phân biệt được đúng sai thế nào. Ông xem học thuyết ấy như một kiểu chơi hấp dẫn gần với văn thơ, huyền thoại, phương thuật, không thể xếp vào khoa học được. Điều ấy càng rõ trong học thuyết của Jung hoàn toàn thờ ơ với tính khoa học và quan tâm nhiều hơn đến những mê tín Á đông. Ông cho rằng bề ngoài duy lý của học thuyết Freud  khoác cái áo khoa  học, có lẽ là phương pháp chữa bệnh bằng niềm tin hưu hiệu nhất ngày nay. Gruhle căm dặn chớ vội vàng kết luận từ những kết quả chữa bệnh vì kết quả ấy có thể đạt được với những cách làm và tín ngưỡng khác nhau. Jaspers cũng không thể tìm ra một tiêu chuẩn nào để phân định đúng sai trong cách biện giải thao thao của phân tâm học, trong đó điều gì cũng có thể đưa ra để nói ngược lại. Đôi khi Freud coi bệnh tật như là tội lỗi, đó là thái độ phản y học, trái với đạo lý ngành Y. Trong một vài tác phẩm ông cho thấy rõ xu hướng cuồng tín, năm lấy cách chăm chữa để áp đặt quyền hành lên tâm trí người khác. Jaspers phản đối mạnh mẽ tính hẹp hòi của các hội và trường phái phân tâm học đòi hỏi người nào muốn hành nghề phải qua một quá trình được ông thầy phân tích cẵn kẽ. Đấy là một kiểu hy sinh tự do tư tưởng, giống như cách tu luyện của đạo giáo. Jaspers nghĩ rằng như vậy khó mà phù hợp trong không khí tự do của văn hóa phương tây.

Còn nữa....

    Kim Phương

(Sưu tầm bài viết của cố Giáo sư Nguyễn Khắc Viện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...