B.s Nguyễn Khắc Viện
Đại cương và định nghĩa:
Loạn tâm là những rối nhiễu tâm lý nặng, gây tan rã nhân cách, làm cho người bệnh:
1. Mât định hướng trong không gian, thời gian và giữa xã hội, mất định hướng bản thân và môi trường.
2. Mất tiếp xúc và cắt đứt quan hệ với môi trường, tự co mình lại, khép kín mình lại (tự tỏa).
3. Không còn cảm nhận thực tế bình thường, có hoang tưởng, hư giác.
4. Có những ứng xử lệch lạc, không có khả năng giải đáp những nhu cầu sơ đẳng của con người bình thường (ăn uống, giao tiếp...).
5. Không ý thức được bệnh mình, mất thích nghi xã hội, thường phải vào viện để điều trị.
Trong cuộc sống, đụng phải những khó khăn (sang chấn tâm lý, Stress, hẫng hụt, con người phải điều chỉnh tâm lý ứng xử cho phù hợp, giữ sức khỏe tâm trí để thích nghi nếu không sẽ bị rối nhiễu tâm lý theo một liên thể từ nhẹ đến nặng nhất là loạn tâm).
Sức khỏe Lao tâm Khổ tâm Tâm thể Rối nhiễu Loạn tâm
Tâm trí ứng xử xã hội
Nghiện, phạm pháp
Điều chỉnh Bình thường điều chỉnh tâm lý (đối với stress, hẫng hụt) dị thường
(thích ứng) (Mất thích ứng)
Điều chỉnh tốt, phục hồi sức khỏe tâm trí, con người thích ứng với cuộc sống: điều chỉnh không tốt sinh ra các rối nhiễu từ nhẹ đến nặng, con người mất thích ứng (nặng nhất là bị loạn tâm).
LOẠN TÂM Ở TRẺ EM:
Rất hiếm, tỷ lệ 0,4% phát trước 3 tuổi.
- Trẻ là một sinh vật đang trưởng thành, cấu trúc tâm lý chưa ổn định như ở người lớn, các triệu chứng rối nhiễu không đầy đủ hoàn chỉnh, có một số đặc điểm riêng.
- Hai triệu chứng chính của loạn tâm trẻ em là tự tỏa và loại hai thể hiện như sau:
+ Co mình lại, không giao tiếp, đồng thời có những hành vi kỳ dị, lạ lùng, khó hiểu.
+ Không mỉm cười với mẹ lúc 3 tháng tuổi là triệu chứng sớm báo hiệu một loạn tâm.
+ Không giang tay khi người khác đến gần để bế.
+ Không tiếp xúc bằng cái nhìn, không nhìn thẳng vào người khác, lảng tránh nhìn thẳng người khác, dường như không nhìn thấy gì hết, dường như quanh mình không có ai.
+ Không tỏ ra quyến luyến với ai cả, không chơi với bạn, chơi một mình.
+ Suốt đêm mắt tháo láo mất ngủ hoặc không ngủ, kèm la thét, cử động đầu định hình.
+ Rối nhiễu ăn uống: nôn, chán ăn hoặc phàm ăn.
+ Rối nhiễu tư thế khi được bế bồng, không thích ứng vào vòng tay mẹ, mẹ có nhận xét như bé tuột khỏi tầm tay: "em bé xà phòng".
+ Rối nhiễu vận động: Vận động vô bổ, không có ý nghĩa giao tiếp, gắn bó bất thường vào một số đồ vật, không quan tâm đến sử dụng chúng hay có động tác liếm và ngửi.
+ Tự xâm kích các vết thương, vết sẹo (tự đánh vào đầu, tự cắn vào mình); động tác định hình: lắc lư, đung đưa.
+ Rối loạn cơ khuyên: đái dầm, ỉa đùn.
+ Rối loạn ngôn ngữ: câm lặng, có khi hàng tháng, không bi bô, những tiếng kêu khó hiểu, vô nghĩa.
+ Thường dùng cử chỉ để diễn đạt, không diễn đạt bằng ngôn ngữ. Có khi bịa đặt ngôn ngữ kỳ dị, khó hiểu hoặc nó lặp lại tưởng như không nghe gì, hiểu gì.
+ Lo hãi thể hiện bằng sự tránh né, trốn cái nhìn của người khác, bịt tai, che mắt.
+ Có lúc nổi khùng đột ngột, vô cớ, xâm kích, phá hoại hoặc chạy trốn.
+ Để chống đỡ với lo hãi, có khi bé ấn định cho mình một lãnh thổ, một góc "an toàn", với ranh giới các hòn sỏi, mẩu giấy, ai đụng vào gây ra các cơn bùng nổ ghê gớm, hung dữ.
CÁC LOẠI LOẠN TÂM TRẺ EM PHÂN RA:
1. Loạn tâm phát triển, mắc từ các tháng đầu, năm đầu sau khi sinh, luôn luôn dưới 3 tuổi.
2. Loạn tâm thiếu hòa hợp sớm, từ 3 đến 6 tuổi.
3. Loạn tâm tan rã cấu trúc hạt tâm bệnh phân liệt trẻ em, từ 5 đến 6 tuổi, không có các thể bệnh rõ rệt như tâm bệnh phân liệt ở người lớn: thể đơn thuần, thanh xuân, paranoit.
Nguyên nhân của loạn tâm trẻ em:
- Thực tồn: 3 nhiễm sắc thể 21, rối nhiễu sinh hóa não.
- Tâm lý (theo phân tâm học); cái tôi cắm chốt ở mức cổ sơ, thiết lập một hàng rào (tự tỏa), phong tỏa các tác nhân kích thích bên ngoai, bên trong.
Trị liệu: ba mặt (khả năng hạn chế)
Hóa học: Các tâm dược giúp vượt qua các thời kỳ gay go chống lo âu, chống kích động hung bạo.
Tâm pháp: Giúp ích một phần, không bỏ mặc cho trẻ "tự tỏa". Có tính chất nâng đỡ, tránh mọi hẫng hụt trong giai đoạn đầu quan hệ mẹ con.
Giáo dục: Vì trẻ có khả năng tiến bộ và học tập: bản thân sự giáo dục là một dạng tiếp xúc quan trọng.
Tốt nhất: là kết hợp ba loại trị liệu: hóa dược, tâm pháp và giáo dục.