NT Foundation - NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
 
 
Lượt truy cập: 12576594
 
 
NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  

 

Bs. Trần Di Ái

I. Đặt vấn đề: Hiểu biết những nhu cầu của bệnh nhân là rất cần thiết.

- Người y tá cần biết tại sao bệnh nhân ứng xử như vậy, và cần giúp đỡ bệnh nhân như thế nào.

- Y tá phải hiểu những ứng xử của bệnh nhân và của bản thân mình.

- Ứng xử để thoả mãn nhu cầu của bản thân, nhằm thích nghi với môi trường thiên nhiên và xã hội. Người y tá cần thoả mãn nhu cầu của bệnh nhân và giúp đỡ họ để họ biết cách thoả mãn nhu cầu của bản thân, mục đích hướng đến phục hồi sức khoẻ của người bệnh.

II. Phân loại các nhu cầu cơ bản của con người:

- Con người thích nghi với môi trường thông qua các ứng xử để thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của mình.

- Nhu cầu cơ bản đó rất đa dạng, đại cương có thể thuộc 3 loại:

+ Nhu cầu vật chất.

+ Nhu cầu tình cảm.

+ Nhu cầu xã hội.

- 3 loại nhu cầu trên được thoả mãn một cách thích đáng, làm cho con người hài lòng, đưa đến những ứng xử thích hợp, lành mạnh, làm cho con người có sức khoẻ cơ thể và tâm thần. Trái lại, có thể đưa đến không hài lòng, bất mãn đưa đến những ứng xử không thích hợp, ốm yếu, không thích ứng hoặc bị rối nhiễu.

Nhu cầu vật chất của con người liên quan chặt chẽ với hoạt động của cơ thể để sống, còn gọi là nhu cầu sơ đẳng hay sinh lý, bẩm sinh, ăn uống, nuôi dưỡng kể cả nhu cầu nước, ôxy bài tiết: nhu cầu mặc, nhu cầu có nhà ở, một chỗ núp để cơ thể được ấm áp, được bảo vệ; nhu cầu hoạt động và nghỉ ngơi và hoạt động tình dục...

- Một số nhu cầu vật chất được cơ thể trực tiếp cảm nhận hay ý thức, nếu cơ thể cần thức ăn hoặc nước, ta cảm thấy đói khát.

- Một số nhu cầu được cảm nhận thông qua những hoàn cảnh đặc biệt: ta cảm thấy cần khí trời khi lượng ôxy giảm hoặc cắt đứt: nhu cầu vitamin ta ý thức được khi thiếu chúng, gây bài hoài (mệt mỏi, quáng gà): thiếu vitamin B1, vitamin A.

- Con người sống trong xã hội, nên nhu cầu vật chất được thoả mãn thông qua tác động với người khác chủ yếu là những người có ý nghĩa (ở đứa bé, được mẹ cho ăn, tắm rửa, bế bồng, vuốt ve ôm ấp). Nhu cầu vật chất được thoả mãn như thế nào, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tương lai của bé. Nếu nhu cầu của bé được đáp ứng nhất quán với sự tôn trọng, bé hài lòng, trẻ sẽ phát triển ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và thế giới trong đó nó sống. Đó là trẻ đã học tập được cách ứng xử thông qua việc được mẹ thoả mãn nhu cầu ăn. Trái lại nếu không khí bữa ăn căng thẳng, thiếu đầm ấm làm cho trẻ trải nghiệm các cảm giác bất an, không thích thú, không hài lòng có thể đưa đến về sau phát triển thói quen nuốt chửng mau để mau chấm dứt cảm giác khó chịu hoặc phản ứng lại thành ợ, nôn, trớ...

- Thoả mãn nhu cầu vật chất khác như được tắm rửa sạch sẽ. được bế bồng, ôm ấp, cũng theo cung cách đó mà hình thành mô hình ứng xử thích hợp hay không thích hợp.

Nhu cầu tình cảm. Phổ biến nhất là nhu cầu được yêu, và được yêu người khác, được tán thành, được thừa nhận, được coi trọng và kính trọng: nhu cầu thấy mình là xứng đáng, được người khác muốn, cần, nhu cầu được làm việc, sáng tạo.

Cũng như đối với nhu cầu vật chất các nhu cầu trên, ngay từ bé được thoả mãn thông qua mối tương tác quan hệ giữa mẹ và con. Nếu bé được bố mẹ thương yêu thoải mái, thẳng thắn, bé phát triển cảm giác mình thật sự có giá trị, có phẩm giá, tự tôn đi đến yêu thương người khác. Nếu bé cảm thấy mình được đối xử như một người quan trọng đi đến coi trọng quyền lợi người khác. Nếu bé được giúp đỡ để giải quyết các vấn đề trong môi trường sẽ phát triển cảm giác sức mạnh và an toàn. Nếu khả năng làm việc được thừa nhận, khuyến khích, phát triển cảm giác đầy đủ, toàn vẹn.

Trưởng thành và phát triển từ bé, chỉ có thể xảy ra trong bầu không khí có tình yêu, có sự chấp nhận và sự trao đổi. Được yêu, con người phát triển ý thức tự tin vào mình ở người khác, đó là cơ sở để quan hệ thành công với người khác, học yêu người khác như bản thân nó được yêu. Có được yêu, mới có sức mạnh vượt qua các khó khăn, hẫng hụt mà cuộc đời dựng lên.

Nếu trẻ không lớn lên trong bầu không khí ấm cúng đầy đủ tình yêu, thì lớn lên khó thực hiện được những quan hệ thân tình trong gia đình và hôn nhân. Bé có thể trở thành lạnh lùng, xa lánh tách rời và cảm giác đau khổ, cô đơn, sẽ khó nhận và khó chia sẻ tình yêu thương với người khác.

Mọi người đều thấy mình có ít nhất vài nét mà xã hội cho là đáng giá, mình được coi trọng và tôn trọng và từ đó có lòng tin, tự trọng, tự khẳng định mình.

Nếu không như vậy trẻ có thể trải nghiệm cảm giác không xứng đáng, tội lỗi hay xấu hổ. Có thể chỉ trích người khác trong một cố gắng vô ích để nâng cao địa vị riêng mình, có thể bị kiệt sức do thất bại, nản lòng và phát triển thái độ thờ ở. Lòng tự trọng bị xói mòn phản ánh trong thiếu tôn trọng người khác.

Con người có nhu cầu tự thấy mình có khả năng để ứng phó có hiệu quả với các vấn đề của môi trường, với những bất trắc trong tương lai; điều đó nhờ sự chấp nhận ủng hộ, giúp đỡ của người xung quanh, bắt đầu từ người mẹ. Nếu không, đứa bé sẽ trở nên bối rối khi phải đương đầu với các tình huống đe doạ, bị tràn ngập vì lo hãi, cảm thấy bơ vơ không liệu được.

Mỗi chúng ta đều có nhu cầu làm việc, biểu hiện năng lực, năng suất và sự sáng tạo của chúng ta. Nhu cầu này bắt đầu từ lúc bé kém hứng thú trong hoạt động chỉ để vui chơi mà muốn dùng một dụng thật sự có hiệu quả. Lớn dần lên, trẻ học đua tranh để thành một người lớn có đóng góp. Nếu không tìm thấy hài lòng trong việc làm, có thể trải nghiệm cảm giác hèn kém, thất vọng rồi bỏ cuộc. Vậy ngay từ bé, người lớn trong gia đình, nhất là người mẹ không lỡ cơ hội để động viên giúp đỡ khuyến khích, có khi ban thưởng các việc làm thành  công của trẻ sự hài lòng, có hứng thú đầu tư sức lực và tâm tư vào công việc.

Các nhu cầu xã hội:

- Nảy sinh từ trong nền văn hoá, trong xã hội mà người đó là thành viên. Phổ biến là nhu cầu đồng nhất hoá, theo hình ảnh của bố mẹ và các thành viên trong gia đình, đồng nhất hoá với bạn cùng lứa ở tuổi thanh thiếu niên, thuộc về một đoàn thể, một nhóm nào, chấp nhận một số giá trị từ cách mặc quần áo, đầu tóc, nói năng... nếu không, có thể bị cách biệt, xa lánh trong quan hệ. Từ lúc còn rất bé, người mẹ trong khi thoả mãn nhu cầu vật chất, ăn uống, vệ sinh, bế bồng, cũng là người thầy dạy cho bé phong tục tập quán quan trọng trong gia đình, họ hàng, trong xã hội, hành trang đi vào cuộc sống lao động của người lớn. Được khuyến khích sống trong xã hội, con người có nhu cầu được học tập, giáo dục để chuẩn bị, ban thưởng vì thành tích học tập làm cho bé cảm thấy an toàn, hứng thú để phát triển mở rộng nhu cầu học tập, nắm thêm kiến thức, càng cảm thấy vững vàng hơn. Nếu thường xuyên bị chế diễu, bị mắng trong học tập dẫn đến mất can đảm, có thể có quan niệm sai về kiến thức, giáo dục, đi đến sợ hãi, khinh hoặc ghen tỵ với những người kkhác thành công hơn mình.

- Nhu cầu tôn giáo và tín ngưỡng cũng quan trọng, vì đặc điểm của con người là tin ở những sức mạnh, lực lượng bên ngoài mình, mạnh hơn mình (Chúa trời, Thánh Allah, Phật...). Từ bé đã học niềm tin và sự thực hành tôn giáo, nghi lễ trong gia đình.

- Nhu cầu giải trí, kết hợp với vui đùa thích thú cũng là khía cạnh cốt yếu. Từ bé, trẻ có nhu cầu giải trí được thoả mãn bằng cách chơi với những người khác, vui thú theo một cách xã hội chấp nhận được, để được hài lòng. Nếu một người không được phép chơi, thì quá nghiêm nghị làm người khác tránh. Nếu được phép chơi quá nhiều, có thể không trở thành đủ nghiêm nghị đóng vai trò xã hội, trong gia đình. Nếu bị phạt do chơi, có thể cảm thấy tội lỗi, lo lắng khi cố gắng để giải trí.

III. Mối quan hệ giữa các nhu cầu:

Các nhu cầu chằng chịt, phụ thuộc lẫn nhau, liên quan qua lại không thể tách rời. Như nhu cầu vật chất được thoả mãn trong hoàn cảnh nhu cầu tình cảm được đáp ứng trong một khung cảnh xã hội nhất định. Bắt đầu là một nhu cầu tình cảm và xã hội. Ví dụ: Nhu cầu thức ăn đi kèm nhu cầu chia sẻ tình cảm, đồng nhất hoá với bạn bè cùng lứa chẳng hạn. Chia sẻ món ăn, món giải khát còn thể hiện lòng mến khách của chủ nhà, cũng là một tập quán, một nhu cầu xã hội. Ví dụ, ở một em bé lớn lên trong một gia đình mà thời gian bữa ăn dễ chịu, thoải mái, hài lòng, lớn lên có xu hướng thích thú ăn uống như người lớn, trái lại nếu trong bữa ăn luôn cãi vặt căng thẳng giữa các thành viên gia đình thì lớn lên bé khó có thể thích thú ăn uống dù hoàn cảnh đã thay đổi.

- Dưới tác động của stress, con người thay thế sự thoả mãn nhu cầu này bằng thoả mãn nhu cầu khác; Có người không thành đạt trong tình yêu, có thể trở nên ăn nhiều để tìm thoải mái, an toàn nhưng không phải lúc nào cũng thành công.

- Nhiều khi hẫng hụt một nhu cầu  này có thể cản trở mạnh đến thoả mãn nhu cầu khác. Nhiều nghiên cứu vạch rõ sự thiếu hụt tình yêu của người mẹ ảnh hưởng đến khẩu vị, thích thú ăn uống của trẻ làm cho trẻ không phát triển được tuy rằng dinh dưỡng đầy đủ chất.

 Bị cản trở không thoả mãn được các nhu cầu gây nên tình trạng hẫng hụt, ấm ức, bị căng thẳng, gây nên tình trạng mất cân bằng. Phản ứng lại hẫng hụt bằng ứng xử tăng hung tính chống lại (chiến đấu) hoặc chạy trốn để thoát khỏi hoàn cảnh gay go, đôi khi có ứng xử nghịch lý tức trái với lợi ích bản thân (phản ứng tâm thể: đau đớn).

IV. Đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân:

Người bệnh có những nhu cầu thông thường của một con người cần được thoả mãn đồng thời: nhu cầu vật chất, nhu cầu tình cảm và nhu cầu xã hội (ăn, mặc, vệ sinh, tình thương yêu, được tôn trọng).

Người bệnh còn có những nhu cầu riêng của người ốm cần được giúp đỡ để ăn, mặc, vệ sinh, săn sóc về thể chất, ngoài ra cần được nâng đỡ về tinh thần vì học đang lo hãi, buồn phiền cần đến một người để tâm sự, giải bày, cần đến một người thật sự muốn giúp đỡ họ. Những nhu cầu ở người ốm càng cấp thiết hơn nữa.

Người y tá chăm sóc bệnh nhân có khả năng trì hoãn những nhu cầu riêng của mình để tìm cách đáp ứng các nhu cầu mọi mặt của người bệnh, thông qua sự tiếp xúc, người y tá phải có khả năng chấp nhận, thông cảm hiểu biết và chân thành với người bệnh, và luôn tin tưởng vào bệnh nhân có thể trở lại con đường sức khoẻ.

Tình thương yêu của người y tá là phần cốt lõi, một tình thương yêu huynh đệ với những điểm chính:

- Săn sóc, lo lắng đến người bệnh như người họ hàng.

- Kính trọng người bệnh.

- Ý thức trách nhiệm giúp bệnh nhân thoả mãn nhu cầu để đưa thêm thoải mái, an toàn và hạnh phúc cho bệnh nhân.

Tóm lại:

Con người tương tác lẫn nhau để cố gắng thoả mãn các nhu cầu cơ bản. Nếu mối quan hệ thành công và lành mạnh các nhu cầu được thoả mãn và con người cảm thấy an toàn. Nếu quan hệ thất bại, nhu cầu bị hẫng hụt, con người trải nghiệm stress. Con người phản ứng lại bằng chiến đấu, chạy trốn hoặc ứng xử nghịch lý.

Nhiệm vụ người y tá là giúp đỡ để cho các nhu cầu của bệnh nhân được đáp ứng thông qua mối quan hệ với người bệnh. Mối quan hệ để giúp đỡ phải dựa trên tình thương yêu là cơ sở của mọi điều.

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...