NT Foundation - 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
 
 
Lượt truy cập: 13319184
 
 
12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
 

Ngay khi chào đời, bé đã được tặng rất nhiều đồ chơi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu tâm lý mới nhất, trẻ dưới 1 tuổi không có nhu cầu đa dạng các loại đồ chơi. Vậy hãy thử vừa chơi vừa dạy bé phát triển các kỹ năng theo những hướng dẫn dưới đây nhé:

 

0 - 3 tháng

Bắt chước mèo: Bé có thể sẽ rất thích thú với sự thay đổi nét mặt của bạn và trò chơi này sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng nhìn.

Hãy bế bé lên để bé có thể nhìn thấy bạn, khoảng cách từ mắt bé đến gương mặt của bạn tốt nhất là 20 - 35cm và khi bé đang nhìn chằm chằm vào mắt bạn, hãy chầm chậm thè lưỡi ra rồi thu lại. Mỗi động tác nên làm trong 20 giây.

Thực hiện trò chơi này trong 1 phút hoặc có thể lâu hơn. Hãy để í nhé, lưỡi bé cũng sẽ đung đưa theo bạn đấy. Đó là vì bé đang cố gắng để bắt trước bạn mà.

Bạn có thể "biểu diễn" các nét mặt khác để bé "học hỏi" như há to miệng hoặc cười hết cỡ.

Những giai điệu vui nhộn: Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn có thể chơi trò "chú lợn nhỏ" hay "đi quanh vườn" với chân và tay của bé. Hãy cầm bàn chân/tay của bé và nắn duỗi hay gập lại trong giai điệu của một bài hát vui vẻ.

Hãy nhắc lại giai điệu của bài hát cho đến khi bé bắt đầu mỉm cười thích thú và hưởng ứng cùng bạn.

Những âm thanh lặp đi lặp lại đơn giản sẽ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ của trẻ.

Lăn tròn và căng duỗi: Sự phát triển của bé sẽ tiến thêm 1 bước khi bé có thể tự nhấc đầu lên trong giây lát khi nằm sấp. Nếu bé vui vẻ khi ở tư thế này, hãy lấy 1 quả bóng màu sắc lăn qua lăn lại trong phạm vi bán kính là 60cm, tính từ đứa trẻ.

Khi mới bắt đầu trò chơi, bé sẽ tập trung nhìn theo quả bóng và chẳng bao lâu sau bé sẽ cố gắng căng người như để với quả bóng. Động tác này sẽ giúp cổ bé được "kéo" ra, các cơ chân và tay được vận động.

Hãy nhớ là phải cổ vũ bé thât nhiều và nhanh chóng kết thúc trò chơi khi bé bắt đầu tỏ ra khó chịu, cáu kỉnh.

3 - 6 tháng

Hãy bắt lấy tôi: Buộc 1 dải ruy băng nhiều màu sắc vào một món đồ chơi mềm vào rồi đu đưa nó trước mặt trẻ. Khi bé cố gắng bắt lấy hãy khuyến khích bé thật nhiều.

Những đồ chơi có tiếng kêu chút chít cũng sẽ khuyến khích bé vươn tay ra và chộp lấy.

Trò chơi này giúp bé luyện tập sự kết hợp giữa mắt và tay.

Trò chuyện líu lo: Đây thực sự là một cuộc nói chuyện thú vị đấy! Bé sẽ hưởng ứng với câu chuyện: "Âu, chuyện gì, xấu trai, mỏ nhọn" của bạn một cách đầy hào hứng qua các biểu lộ như: phát ra những tiếng ê a, gừ gừ... giúp khuyến khích phát triển ngôn ngữ; miệng cười, mắt cười, chân tay khua loạn xạ...

Hãy để bé nhìn vào mặt bạn và nhắc liên tục "aaa" và rồi bạn sẽ thấy bé trả lời: "aaa" thích thú. Hãy không ngừng khuyến khích bé bắt trước bằng cách kéo dài âm hay kết hợp từ. Ví như thay vì nói "bà" thì hãy nói "bàaaaaaa" hay "a - bàaaaa".

Bong bóng kỳ diệu: Tất cả các bé đều rất thích thú với các quả bóng. Hãy đặt bé ngồi vào lòng bạn, trên ghế nằm sưởi nắng hay ghế ngồiô tô và lấy 1 quả bóng, thổi to lên trước mặt bé. Hãy quan sát bé trong khi thổi, bạn sẽ thấy ánh mắt bé mở tròn theo độ lớn của quả bóng và tay bé thì như cố vươn ra để bắt lấy. Nếu bé bắt được quả bóng, bé sẽ học được nguyên nhân - kết quả, sờ vào và bóng xịt dần.

Lưu ý là rửa tay bằng xà phòng cho bé sau khi trò chơi kết thúc.

6 - 9 tháng

Rối tay: Chỉ cần lấy một miếng vải cắt ra từ găng tay cũ đã giặt sạch và lồng vào ngón tay rồi đưa tay lên tai, mắt và miệng để trẻ cảm nhận sự khác nhau.

Biểu diễn rối tay với các tiết mục: hát, nhảy, cù ki và hôn. Bé sẽ rất thích thú xem buổi trình diễn sống động.

Tác dụng của trò chơi này là giúp trẻ phát triển kỹ năng tưởng tượng.

Vào và ra: Bé nhà bạn rất thích những đồ vật rỗng như túi, ví, hộp... và chúng sẽ trở thành món đồ chơi rất thú vị khi được bạn hỗ trợ.

Cho vào trong hộp nhựa hay bát an toàn 1 số đồ vật thú vị như các khối màu, thú bông, trống lắc rồi đổ ra, nhặt lên thả lại vào hộp/bát.

Quá trình cầm nắm các đồ vật sẽ giúp trẻ học hỏi về kích thước, hình dáng và trọng lượng dưới sự hướng dẫn của bạn như to - nhỏ, rỗng - đầy.

Vượt trướng ngại vật: Nếu bé nhà bạn bắt đầu biết di chuyển thì hãy tạo ra những trướng ngại vât nho nhỏ trên giường và khuyến khích bé trèo qua.

Trò chơi vui nhộn này sẽ giúp tăng thể lực và khả năng kết hợp.

9 - 12 tháng

Đá bóng: Bé không cần phải biết đi mới chơi được trò này. Hãy đặt một quả bóng nhỡ và nhẹ ở trước mặt, xốc nách bé và để chân bé chạm vào quả bóng. Hãy giúp bé "đá" vào quả bóng để quả bóng lăn ra xa.

Nhún nhảy nhịp nhàng để tăng cường sức khoẻ cho chân bé, chuẩn bị cho quá trình trở thành 1 cầu thủ thực sự khi bé lớn hơn.

Xây tháp: Những hộp giấy, bát nhựa, sách vải, hộp sữa chua và các khối xếp hình đều có thể trở thành vật liệu để bé xây một toà tháp.

Cứ chồng lần lượt từng món đồ lên cho đến khi nó đổ nhào. Bé sẽ rất thích thú đấy và hơn thế, bé còn đang học về kích cỡ và hình dáng.

Hãy xem tôi: Bé nhà bạn rất thích bắt chước. Nếu trông thấy bạn đang chải tóc hay lau mặt, bé sẽ cố gắng làm y chang.

Vậy nên có thể biến đặc tính này thành một trò chơi thú vị như đưa tay lên đầu, vuốt má... Mỗi hành động nên có lời hát đi kèm.

Như vậy bé không chỉ học thêm từ mới mà bắt chước còn là tiền đề cho những trò chơi tưởng tượng sau này.

Nguồn internet

Đăng tin babyhvq

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...