Nhân dịp kỷ niệm 100
năm ngày sinh Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, Người sáng lập ra Trung tâm Nghiên
cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N-T), Trung tâm N-T cùng với người thân gia đình
Nhà văn hóa đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ông.
THÔNG BÁO
(V/v Tổ chức Lễ kỷ niệm 100
năm ngày sinh Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện)
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà văn hóa Nguyễn
Khắc Viện, Người sáng lập ra Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N-T),
Trung tâm N-T cùng với người thân gia đình Nhà văn hóa đã long trọng tổ chức Lễ
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ông. Dưới đây là thời gian, địa điểm tổ chức Lễ kỷ
niệm, rất mong nhận được sự quan tâm của quý độc giả, quý đồng nghiệp, các nhà
nghiên cứu và các bạn trẻ ngưỡng mộ Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện.
Thời gian : 9h Ngày 01 tháng 02 năm 2013
Địa điểm : Tầng 6 Nhà xuất bản Thế giới
- 46 Trần Hưng Đạo – Hà Nội
MỘT
VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NHÀ VĂN HÓA NGUYỄN KHẮC VIỆN
Nguyễn Khắc
Viện (1913-1997)
là Nhà văn hóa Việt Nam.
Xuất thân từ một gia đình khoa bảng xã Sơn Hoà, huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ của ông là cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, làm Thượng
thư Bộ Lễ triều đình Nhà Nguyễn.
Năm 1933, tốt
nghiệp tú tài triết học, tú tài toán học và tú tài tây, vào học Trường Đại học
Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học tiếp. Đến năm 1939 tốt nghiệp và được làm bác
sĩ nội trú tại bệnh viện Trouseau một bệnh viện lớn nhất Pari. Do thông minh hiếu
học lại có quyết tâm nên ông lại đỗ thêm bằng bác sĩ về ký sính trùng và các bệnh
nhiệt đới.
Năm 1940,
ông tham gia phong trào Việt kiều yêu nước chống thực dân Pháp và thời kỳ này
do hoạt động bí mật trong điều kiện gian khổ nên ông bị bệnh lao phổi. Năm
1942, trong quá trình điều trị ông tham gia nhóm Mác xít ngay tại bệnh viện,
đây cũng là tiền đề cho việc tham gia Đảng cộng sản Pháp của ông về sau. Chịu ảnh
hưởng của Nho giáo, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền thống dòng họ, bản
thân lại là một trí thức có thực tiễn và lý luận ông trở thành đảng viên Đảng cộng
sản Pháp năm 1949, sau này khi trở về nước trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt
Nam.
Từ 1952,
tham gia tích cực vào phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp phản đối chiến
tranh của thực dân Pháp tại Đông Dương. Thường xuyên viết bài giới thiệu Việt
Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí vào báo nổi tiếng tại
Pari ″Tư tưởng″ (La Pensée), ″Tinh thần″ (Esprit) Châu Âu (Europe), ″Phê bình mới″
(La nouvelle critique)... Do hoạt động cộng sản, năm1963 chính phủ Pháp trục xuất
ông khỏi nước Pháp.
Về nước,
Nguyễn Khắc Viện sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại ″Nghiên cứu Việt Nam″ bằng
tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies), báo ″Tin tức
Việt Nam″ (Le courrier du Vietnam), làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là
Nhà xuất bản Thế giới), đồng thời cộng tác thường xuyên với nhiều tờ báo tiếng
Việt. Cùng Hữu Ngọc chủ biên bộ ″Hợp tuyển văn học Việt Nam″ 4 tập bằng tiếng
Pháp. Viết nhiều sách tiếng Pháp: ″Tìm lại Tổ Quốc″, ″Việt Nam một thiên sử
dài″, v v... Bản chuyển ngữ ″Truyện Kiều″ của
Nguyễn Du sang tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện là một bản dịch thành công. Cũng
trong thời gian này ông đã dày công đào tạo bồi dưỡng nhiều cán bộ biên tập có
năng lực trình độ ngoại ngữ lẫn chuyên môn đạo đức.
Từ 1984,
Nguyễn Khắc Viện sáng lập và làm giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em và
tâm bệnh lí, xuất bản tờ ″Thông tin khoa học tâm lí″, đặc biệt quan tâm đến những
trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Viết nhiều sách tiếng Pháp và tiếng Việt.
Là một bác sỹ,
nhà báo, nhà văn hoá, nhà hoạt động cách mạng, Nguyễn Khắc Viện còn là một tấm
gương về rèn luyện sức khoẻ chống lại bệnh tật.
Với tài năng
và những công lao to lớn ấy ông được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước
khâm phục kính trọng. Năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được nhận giải thưởng Grand
prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha,
ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng trong giải thưởng Grand prix de la
Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp tặng ông cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu
Tâm lý Trẻ em.
Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc
lập Hạng Nhất
Năm 2000, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Giải thưởng Nhà nước
cho cuốn "Việt Nam,
một thiên lịch sử".
(Nguồn
Trung tâm N-T)