Trầm cảm là căn bệnh có những dấu hiệu riêng để nhận
biết. Không phải lúc nào ta cảm thấy lo âu, buồn phiền cũng là ta đang
bị trầm cảm...
1. Con bạn nói rằng nó cảm thấy buồn. Đấy là dấu hiệu
hiển nhiên nhất của chứng trầm cảm. Một thoáng buồn rười rượi không cấu
thành chứng trầm cảm, nhưng nếu tâm trạng buồn buồn ấy kéo dài, tăng
mạnh, thì đấy là dấu hiệu rõ ràng. Chúng ta cần cẩn trọng chứ đừng xem
thường khi thấy trẻ than thở về nỗi buồn của chúng. Nếu chúng ta xem
thường, chúng ta có lỗi với con em của chúng ta, không thể chỉ việc đổ
lỗi cho sự bận rộn của chúng ta là xong. Bất kỳ trẻ nào khi cảm thấy
chán chường, chúng thường tìm cách thổ lộ với người khác (không nhất
thiết là cha mẹ của chúng).
2. Con bạn trông có vẻ buồn. Trẻ có thể không nói thẳng
với cha mẹ là chúng “cảm thấy buồn”, hay “cảm thấy chán chường”. Nhưng
thay vào đó, chúng biểu lộ con người của chúng hay sự chán chường của
chúng qua hành động, qua nét mặt, qua cử chỉ, và qua lối sống. Chúng ta
đã chẳng từng có những lúc nói rằng “trông thằng bé có vẻ làm sao ấy”.
Có điều, chúng ta không dám nghĩ là chúng có vấn đề nên chúng ta thường
lờ những gì chúng ta thấy đi. Khuynh hướng phủ nhận cảm xúc đau buồn của
con cái càng tăng cao khi chính bản thân chúng ta cũng đang buồn, đang
chán chường, hay thất vọng, hoặc khi chúng ta cảm thấy vô phương kế để
giúp đỡ chúng.
Con cái, nhất là ở lứa tuổi thiếu niên, thường hay làm cho cha mẹ cảm
thấy họ là những con người vô phương kế, như thể những gi cha mẹ nói ra
chẳng giúp ích gì cho chúng. Chúng có thể ngoảnh mặt đi và xem thường sự
quan tâm của cha mẹ. Nhưng cha mẹ phải đề kháng lại tình cảm này, vì
thực ra con cái luôn cần đến cha mẹ. Đừng lấy làm khó chịu nếu con cái
khiến bạn cảm thấy mình như những kẻ lỗi thời, cổ hủ, thiếu khả năng.
Hãy kiên trì. Hãy hỏi han. Hãy tâm sự.
Dù các bạn nghĩ thế nào đi nữa, điều quan trọng là các bạn là cha mẹ,
các bạn cần quan tâm đến tâm trạng của con cái mỗi khi thấy con cái
buồn, chưa nhất thiết là bạn phải có cách giải quyết vấn đề. Chỉ cần
thường tạo cơ hội để con cái bạn thổ lộ nỗi lòng của chúng chưa hẳn lúc
nào cũng đòi hỏi bạn phải có cách giải quyết cho chúng. Hãy tin vào bản
năng và trực giác của các bạn. Nếu khi đó con cái bạn có bảo bạn, “Ồ, mẹ
à, chẳng có gì cả, mẹ cứ để con yên”. Nhưng thật ra, khi con cái nói
thế không có nghĩa là thế. Bạn cứ bằng lòng bỏ đi một lát, và luôn nhớ
rằng lời đề nghị “hãy để con yên” hay “cứ mặc con” không có nghĩa là “cứ
mặc con” mãi mãi. Đừng làm ra vẻ khách khí. Hãy cứ gặng hỏi con cho đến
chừng nào bạn thấy mình hiểu rõ vấn đề.
3. Con bạn không hứng thú hoạt động, chơi đùa với chúng bạn, mà chỉ lủi thủi một mình.
Khi con trẻ, và cả người lớn nữa, có vấn đề chán chường, trẻ hay người
ấy thường mất hứng thú với cả những hoạt động mà trước đây họ vẫn thích.
Nhiều khi người ấy còn thờ ơ cả với những sinh hoạt hàng ngày, như
chẳng thèm nhắc điện thoại khi chuông điện thoại reo. Chính vì thế, khi
thấy con bạn thường chỉ lủi thủi một mình, hãy nghĩ ngay là con bạn đang
có vấn đề.
4. Con bạn hành động hoặc xem ra hay cáu gắt bất thương.
Dễ gắt gỏng, lúc nào cũng quàu quạu thường che đậy nỗi chán chường ở
trẻ (và cả người lớn). Thay vì nói với bạn là nó có cảm thấy buồn, nó có
thể bỏ đi hoặc nói những lời nhấm nhẳng với bạn. Thay vì trước đây
chúng rất dạn dĩ thì nay bỗng hay lo âu, sợ sệt, hoặc ngại ngần.
5. Con bạn không để ý vấn đề ăn mặc, có khi còn lười chẳng muốn tắm gội.
Ở trẻ trai, vấn đề này ít khi được quan tâm, nhưng ở trẻ gái thường thể
hiện rõ hơn. Ấy là khi thấy chúng ăn mặc luộm thuộm hơn bình thường,
tóc tai bờm xờm, dáng vẻ hờ hững.
6. Sự tập trung và trí nhớ của trẻ kém. Một số trẻ sớm
biểu hiện tâm trạng qua việc chúng hay quên những việc cần phải làm,
buổi hẹn hò, hay một bổn phận nào đó. Cũng có thể chúng tỏ ra lơ đãng,
chẳng còn quan tâm tới vấn đề gì.
7. Con bạn thay đổi thoái quen ăn, ngủ. Chán chường
thường làm cho trẻ sụt cân, nhưng cũng có thể trẻ lậi tăng cân, giống
như thay vì mất ngủ, trẻ lại ngủ li bì, như thể đấy là cách để quên đi
những phiền muộn. Tóm lại, trẻ thay đổi các thói quen ăn, ngủ trước đây.
8. Con bạn có thể rơi vào một laọi nghiện ngập nào đó, như hút thuốc hoặc uống rượu.
Khi chán chường, thanh thiếu niên hay rơi vào một loại nghiện ngập, một
cách tìm quên nỗi chán chường đang xâm chiếm trong lòng, hay có thể nói
là, để tìm nguồn vui thú, một “thứ chữa lành” ngắn ngủi, mà hậu quả của
nó còn tồi tệ hơn tâm trạng đang trải qua. Dù biết vậy, nhưng khi đương
đầu trở lại với nỗi chán chường, họ lại tìm tới những thứ “giải sầu”
ấy.
9. Con bạn có thể có vài hành vi lạ lùng, có thể đi đến chỗ quyên sinh.
Đây là hệ quả của tình trạng trên. Kiểu liều lĩnh này như thể do sự
trào dâng đột ngột của adrenaline (một nội tiết tố được tiết ra bởi
tuyến tuỵ)để làm tan biến những tình cảm suy sụp, ít nhất một lúc đó. Từ
góc cạnh này ta có thể suy ra là nếu thấy con bạn có những hành động
điên rồ, đấy có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm.
10. Có tiền sử gia đình bị trầm cảm hay vài điều kiện tâm thần nào đó.
Tất nhiên, tiền sử không hẳn đã gây ra tình trạng hiện nay nhưng nó làm
gia tăng ảnh hưởng, mà chứng trầm cảm là một chứng có thể bị do di
truyền. Các gien ảnh hưởng chứng trầm cảm có thể được kết hợp với các
gien tạo ra các rối loạn khác. Vì thế, bạn có thể tìm vào tiền sử gia
đình để không chỉ biết về chứng trầm cảm mà còn cả chứng nghiện ngập,
bệnh hưng-trầm cảm, rối loạn thiếu tập trung, các rối loạn thiếu tập
trung, các rối loạn về việc kiềm chế xung lực như hành động liều lĩnh,
ăn cắp vặt, hay gây hoả hoạn, cũng như hành vi suy sụp mà trước đó chưa
hề được chẩn đoán.
Sưu tầm
Đỗ Thị Lệ Hằng và Lê Thị Thu Hiền
http://www.tamly.com.vn/home/?act=News-Detail-s-18-448-Cac_dau_hieu_nhan_biet_tre_bi_tram_cam.html