NT Foundation - Các công cụ để suy nghĩ: Hội chứng A.D.H.D. Vấn đề chẩn đoán và điều trị
 
 
Lượt truy cập: 13248556
 
 
Các công cụ để suy nghĩ: Hội chứng A.D.H.D. Vấn đề chẩn đoán và điều trị
 

Hội chứng ADHD có thể được nhận biết trên sự liên kết của ít nhất sáu trong những dấu hiệu thiếu chú ý sau đây tồn tại trong ít nhất là 6 tháng.

 

1. Đứa trẻ không đạt được tới khả năng tập trung vào những chi tiết hay phạm những lỗi do thiếu chú ý ở lớp hay trong những hoạt động khác.

2. Nhiều khi khó duy trì được sự chú ý vào những công việc trong lớp hay những hoạt động vui chơi.

3. Khi nói với nó, nhiều khi có vẻ như không lắng nghe.

4. Nó không theo được những điều người ta chỉ dẫn hoặc không hoàn tất được công việc của nó, mà điều đó không phải là do có thái độ xử sự cố ý chống đối hay vì không hiểu được các điều chỉ dẫn.

5. Nhiều khi có khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động khác nhau của mình.

6. Nhiều khi khó lòng ngồi vào bàn học.

7. Đánh mất dụng cụ học sinh hay những bộ phận đồ chơi.

8. Dễ bị đãng trí bởi những kích thích từ bên ngoài.

9. Nhiều khi khó lòng ngồi vào bàn học.

- Cũng cần thiết là đứa trẻ có biểu hiện ít nhất là 6 trong các triệu chứng hiếu động thái quá - bốc đồng sau đây từ 6 tháng nay.

- Hiếu động thái quá.

10. Hoạt động tay chân không ngừng, hay ngồi ghế, ngọ nguậy không ngồi yên.

11. Trong giờ học đứng dậy khỏi ghế.

12. Giờ ra chơi chạy, leo trèo, quậy phá liên tục.

13. Rất khó nhập cuộc vào những hoạt động tĩnh lặng.

14. Bao giờ cũng khởi động rất mau.

15. Hay nói chuyện ba hoa quá mức ngay cả trong lớp học.

16. Hoặc bốc đồng: cắt ngang thầy giáo, trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra xong hẳn.

17. Không thể nào đợi được tới phiên mình để phát biểu.

18. Cắt ngang các trò chơi hay câu chuyện của người khác.

Nguyên thủy, chúng ta là ai là do các gen quyết định. Song ngay từ khi bắt đầu cuộc sống sau khi lọt lòng và có lẽ ngay cả cùng với những sự việc xảy ra khi còn trong bụng mẹ, việc biểu hiện của các gen chịu ảnh hưởng của thế giới bên ngoài và một số những tiềm năng tích cực hay tiêu cực có thể chỉ biểu lộ một cách rất mờ nhạt nếu không gặp được môi trường thuận lợi cho việc biểu hiện các gen dưới hình thức một kiểu hình (phénotyphe).

I.  Quá trình của hội chứng ADHD:

Các tài liệu lâm sàng tham khảo cho một hội chứng giống như các hội chứng mà hiện nay người Mỹ đặt cho cái tên ADHD đã có từ lâu lắm rồi. Hội chứng này hiện rất thường gặp ở Hoa Kỳ, ở Âu Châu thì ít hơn, đã là nội dung nhiều bài mô tả rất xưa cũ tất cả đều liên quan tới sự kết hợp một sự thiếu tập trung chú ý và tính năng động vận động thái quá.

Maudsley năm 1867, Still năm 1902, Tredgold năm 1908, tất cả đều dần dần tiến triển từ việc đánh giá nhận định một hành vi xử sự của trẻ em về mặt tinh thần đi tới giả thuyết những thương tổn não bộ quá nhỏ để có thể khu trú được bằng việc khám nghiệm thần kinh hay những xét nghiệm cận lâm sàng, song đều nằm trong những vùng não bộ nhất định, có chức năng kết hợp. Bởi vậy, vi tổn thương não này (minimal brain damage) được coi như có căn nguyên thần kinh có tính cách tổn thương vi mô (origine neurologique, micro-lésionnel).

Chính sự tiến triển của khoa thần kinh học đã lần lần dẫn các bác sĩ tới việc thôi không dùng từ ngữ minimal brain damage = vi tổn thương não có tính chất chấn thương quá để thay thế bằng từ ngữ minimal brain dysfonction = loạn chức năng não rất nhỏ, cho người ta lựa chọn nhiều giả thuyết về bệnh lý thần kinh hơn kể cả những giả thuyết về di truyền học.

Vào lối năm 1960 ở Anh và Hoa Kỳ đã sinh ra khái niệm hội chứng trẻ hiếu động thái quá (hyperactive child syndrome) (Chess, 1960) hay trẻ quá hiếu động (enfants hyperkinétiques) (Ajuriaguerra). Chính ở tầm mức này mà cách suy nghĩ ở Mỹ và Âu Châu cách biệt nhau. Ở chỗ mà người Âu Châu còn tồn giữ một cách nhìn khá thu hẹp cho rối loạn này, người Mỹ coi tính quá hiếu động như một triệu chứng rất thường gặp và có thể không kết hợp với những luận cứ thiên về một tổn thương não bộ.

Sự khác biệt quan niệm này được cụ thể hóa bằng những khác biệt giữa hai hệ thống phân loại: CIM 10 (classification internationale des maladies mentales = phân loại quốc tế các bệnh tâm thần)DSM 3 (diagnostic and statistical manual of mental disorders = sách chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần).

Việc tìm kiếm đồng căn nguyên gây bệnh (recherche de co-morbidité) làm nổi bật tính thường gặp của các điều kiện giáo dục xấu và chất lượng kém của quan hệ gắn bó tiên phát (la mauvaise qualité de l'attachement primaire). Các nghiên cứu về di truyền phát triển cho phép xác định được một số gen ứng viên cho hội chứng ADHD, đa số có liên quan tới các hệ thống tiếp nhận và phân hóa các chất catécholamines (Rubinstein 1997, Dulawa 1999).

II. Hóa dược Methylphenidate:

Thuốc này là một chất dẫn xuất từ các amphétamines có một hiệu quả lâm sàng nhất định trên hành vi xử sự của những đứa trẻ bị phải hội chứng ADHD. Hiệu ứng an thần này khá là bất ngờ từ một hóa dược gắn liền với họ dược liệu các chất kích thích mục dược phẩm vì chúng gây nên hiện tượng chịu thuốc (assùétude) và nhờn thuốc (accoutumance). Một số phân tử khác rất cận kề cũng đã được sử dụng làm hóa dược chống trầm cảm.

Việc thương mại hóa thuốc này lúc đầu là ở Hoa Kỳ và một số bác sĩ kê đơn đã rộng rãi trong các chỉ định của họ đến độ một chương trình truyền hình dành cho trẻ em đã để cho nhân vật "nhí" phát biểu những lời như: "Trong lớp chúng em quậy "không chịu nổi", song từ khi cả lớp uống methylphenidate, thầy có thể giảng bài không bị cắt ngang!".

Tính cách hài hước của nhận xét này trong một chương trình dành cho thiếu nhi và được rất nhiều người theo dõi thể hiện một thái độ phẫn nộ nào đó chống lại sự phát triển của những lề thói thương mại rất đáng lo ngại - dưới mắt một người Âu Châu, trong đó có cả việc công ty dược đến tận trường chào hàng tiếp cận thầy cô, và phụ huynh để sau đó họ đòi các bác sĩ phải kê đơn thuốc này.

Những trường hợp xé rào quy chế hành nghề y như vậy chắc chắn là đã có, ngay dù cho là không có nhiều như chúng tôi đã tưởng vào một thời gian nào đó bên Âu Châu.

Đương đầu với hiện tượng kịch phát thuốc methylphénidate được kê đơn phát triển rộng rãi, người Pháp và một số nước Âu Châu khác đã dựng lên vài rào cản bằng cách sử dụng quy định có giấy phép đưa ra thị trường nhà nước cấp cho dược phẩm và cần phải có cho việc khuếch trương ở Pháp. Việc cấp phép đưa thuốc méthylphénidate vào Pháp nêu rõ phải tuân theo một số quy tắc trước khi kê toa thuốc này:

- Không được phép kê đơn thuốc này trước tuổi lên 6;

- Đơn thuốc đầu tiên phải do một bác sĩ tâm thần nhi hay nhi khoa bệnh viện kê.

- Người thầy thuốc chỉ được kê đơn thuốc này sau khi chắc chắn là đứa trẻ đúng là quá hiếu động ở hai môi trường khác nhau: ở nhà và ở trường, bằng cách cho điền những bản phỏng vấn thích hợp (questionnaires ad hoc).

Ở Trung tâm Bệnh viện Đại học CHU thành phố Nantes có một phòng khám hỗn hợp thần kinh nhi và tâm thần nhi dành cho các rối loạn ADHD, một cuộc điều tra đã được tiến hành trên 172 đứa trẻ được tiếp nhận cùng với gia đình trong 2 năm, cho thấy chỉ có 15% trẻ trong số này rốt cuộc mới được kê đơn thuốc méthylphénidate.

III. Tự vệ dữ dằn chống lại nhiễu tâm lo hãi trầm nhược (Angoisse dépressive):

Vậy thì 85% còn lại trong số trẻ tới khám vì nghi ngờ bị hội chứng ADHD thì tương ứng với rối loạn nào?

Chúng tôi nhận thấy đó là những đứa trẻ nhiều khi đặc biệt ngoan ngoãn trong văn phòng bác sĩ tâm thần nhi, có thể làm theo lệnh, ngồi yên trên ghế, tham gia cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm thần và bố, mẹ. Mặt khác, những đứa trẻ này đặc biệt ở nét nổi trội là thiếu tập trung chú ý, đã được toàn thể chuyên viên tâm thần nhận biết rất rõ từ các năm 80. Ngược lại, chúng rất hiếu động ở nhà với bố, mẹ và ở lớp.

Nhiều khi chúng tôi nhận ra ở những trẻ này những tiền căn không phải thương tổn gì về mặt thần kinh mà là chấn thương tâm trí trong giai đoạn sơ sinh với những chứng mất ngủ dai dẳng (insomnies tenaces), trẻ sơ sinh phản ứng quá mạnh (hyper-réactivité de l'enfant), trong khi thời gian thai nghén không hề đi kèm với việc uống thuốc hay độc chất đặc biệt nào, một quan hệ gắn bó bất an (un attachement insécure) và bắt đầu có những rối loạn ngay khi đi mẫu giáo. Một cách rất rõ ràng, hiện ra một bối cảnh liên tục (un continuum) giữa thời kỳ quá mẫn cảm sơ sinh, tính dễ cáu kỉnh của em bé nhũ nhi và tính quá hiếu động của đứa trẻ tuổi đi học.

Song song với tính quá mẫn cảm của đứa trẻ, các cặp bố mẹ có vẻ tương đối ít có phản ứng (peu reáctafs) và có khuynh hướng tưởng tượng ra một đứa trẻ lý tưởng cho tới khi nó biết đi, rồi trở thành một thằng quỷ con kể từ lúc đứa trẻ, có khả năng di chuyển có thể tổ chức triệu chứng của nó trong không gian và lộ ra tính hiếu động thái quá của nó.

Giả thuyết hiện nay mà chúng tôi dựa vào để làm việc là giả thuyết theo đó đứa trẻ phấn đấu chống lại các cơ chế trầm nhược gắn liền với một rối loạn quan hệ đối tượng người mẹ (un trouble de relation avec l'objet maternet). Ngay lập tức người ta không cáo giác những phẩm chất riêng của người mẹ, mà là sự thể cặp mẹ-con thiếu khả năng với sự hiện diện của người bố, thiết lập những mối tương tác đến độ đứa trẻ tự cảm thấy mình được bao bọc và thấy thích thú gây dựng nên với mẹ những thời lúc chú tâm tĩnh lặng, trao đổi ánh mắt nhìn nhau, âm thanh nựng nịu, một cuộc đối thoại thanh điệu (le dialogue tonique) được Trevarthen nói tới, nhờ đó mẹ, con thích nghi được với nhau và trò chuyện rộng rãi ngay trước cả khi lời nói biểu lộ.

Chính cuộc đối thoại thanh điệu, điệu bộ và sắc mặt này mới hợp thành trò chơi tương tác mẹ-con đầu tiên, lúc đó thì một sự thiếu chú tâm được quan niệm như thái độ chối bỏ cách thiết lập mối quan hệ này, từ bỏ trò chơi lập quan hệ và trốn tránh trong một phức hợp cảm giác thần kinh - cơ bắp (dans une sensorialité neuromusculaire). Lúc đó thì tính hiếu động thái quá hiện lên rõ ràng như một hội chứng tới tiếp theo chứng thiếu chú tâm. Đứa trẻ nào không đạt tới việc thiết lập với mẹ những tương tác huyễn tưởng thỏa mãn, thì phải tự thiết lập cho mình, theo biểu ngữ của Esther Bick, một áo giáp cơ bắp hay một lớp da-cơ bắp thứ hai bù trừ tình trạng thiếu vỏ bọc tâm lý bằng một vỏ bọc trương lực thần kinh-cơ bắp.

V. Kết luận:

Các điều khác biệt về quan niệm giữa Hoa Kỳ và Châu Âu, dẫn tới những cách thực hành khác nhau, song cũng tới một cuộc đối thoại giữa hai thành phần Thế giới.

Hiệu quả của thuốc méthylphénidate trên triệu chứng không thể nào đặt nghi vấn nữa. Kê đơn có suy xét và cho những đợt điều trị không kéo dài quá 1 hay 2 niên học, thuốc này có ưu điểm là đã cho phép nhiều trường hợp thích nghi với trường lớp đáng chú ý diễn ra được.

Tuy nhiên phải cảnh giác việc có thể xảy tới tình trạng chịu thuốc = quen dùng thuốc (assuétude), đứa trẻ không thể nào thiếu thuốc và tìm cách uống thuốc ngay cả những ngày không phải đi học. Nếu người thày thuốc không cảnh giác, đôi khi đứa trẻ được hỗ trợ rất mạnh theo chiều hướng đó do yêu cầu hay gợi ý của bố, mẹ. Người thầy thuốc có bổn phận chống lại những đòi hỏi kiểu đó.

Việc kê đơn cho uống méthylphénidate không bao giờ được thực hiện một cách đơn lẻ, mà luôn luôn đi kèm nghĩa cử lãnh trách nhiệm về mặt tâm lý cho toàn thể gia đình: tâm lý trị liệu có hệ thống, tâm lý trị liệu cho cá nhân đứa trẻ, lãnh trách nhiệm tái giáo dục tâm vận động (re-éducation psychomotrice)./.

Michel Amar

(Hội thảo Tâm lý trị liệu tháng 11-2006, tại Hà Nội)


Thêm yêu thích (777) | Trích dẫn nội dung trên site của bạn | Xem: 10627

  Nội dung

PHẢN HỒI ĐỘC GIẢ NT-FOUNDATION VỀ BÀI VIẾT
Tên của bạn:
E-mail của bạn:
Nội dung:



Code:* Code

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  • Angoisse - Ansiété
  • Le Deuil: Cái tang
  • Những khái niệm cơ bản của Phân tâm học
  • Khi thân chủ nói dối trong một ca lâm sàng ở Pháp
  • Tự kỷ ở trẻ, những khác biệt giữa trị liệu phân tâm học và trị liệu giáo dục
  • Một ca lâm sàng ở Việt Nam
  • Trò chuyện không định hướng trong tham vấn
  • Tự kỷ (Autisme)
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...