NT Foundation - Khi thân chủ nói dối trong một ca lâm sàng ở Pháp
 
 
Lượt truy cập: 12540381
 
 
Khi thân chủ nói dối trong một ca lâm sàng ở Pháp
" Nguyên tắc cơ bản" trong tình huống phân tâm, cho dù là tâm lý trị liệu hay phân tâm học là ở chỗ nói ra cái gì chợt nghĩ ra trong đầu, như "chợt đến ngay cả cái đó có vẻ thô tục" hoặc khiêu khích . Tuy nhiên, phải chấp nhận là việc này không dễ vì nhiều lí do. Không dễ gì tiết lộ cho người lạ là mình đang nghĩ gì vì sợ bị phê phán chẳng hạn, hoặc sợ rằng ý nghĩ tự nó có thể nguy hiểm như thể những ý nghĩ tương đương với những hành động hoặc người ta có thể sợ rằng nhà phân tâm không tuân thủ bí mật nghề nghiệp, tiết lộ cho người khác biết những điều mình đã tâm sự vv...  

Đây là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian vì phải xây dựng lòng tin cậy dần dần đối với nhà phân tâm. Nhà phâm tâm phải xứng đáng được sự tin cậy đó thông qua việc suy đoán của mình và khung cảnh đề ra có khả năng vận hành tốt. Khi những lời suy đoán được thân chủ cảm nhận là "đúng", thân chủ cảm thấy mình được người ta hiểu, và khi được hiêủ mới cảm thấy được yêu thương. Họ cảm thấy được yêu vì họ là "họ", họ như thế. Mục tiêu của phân tâm là hiểu được thân chủ, tìm ra được cái mà họ cảm nhận sâu thẳm trong họ, dần dà từng tí như ta bóc các lớp của củ hành tây. Với cách này chúng ta tiến tới thực tế trong nội tâm họ mà cái này không nhất thiết giống y như cái thực tế bên ngoài. Nói chung, công việc phân tâm giúp xây dựng được một hình ảnh thực tế bên ngoài phù hợp với cái mà thân chủ cảm nhận. Thí dụ một thanh niên lúc bất đầu phân tâm đinh ninh là bố đã ghét mình nhưng sau đó trong quá trình phân tâm, tìm lại những kỷ niệm êm ái hơn, thâm chí trìu mến để giúp anh ta phân biệt được hành vi và xây dựng được hình ảnh ban đầu.

Tất cả những điều nói trên đòi hỏi một mức độ thành thật cả ở hai bên. Sẽ ra sao nếu ý nghĩ thoáng trong đầu thân chủ là nói dối? Một sự nói dối là gì? Có gì khác nhau giữa nói dối và dồn nén ... Hoặc giữa nói dối và phân tách cái tôi ? Có những nói đối trực tiếp nhưng cũng có những nói dối do bỏ sót. Ta nghĩ gì về người nói dối bệnh lý, họ luôn luôn không thể không nói dối hoặc hầu như ngày nào cũng nói dối?

Tôi đã phải đương đầu với vấn đề này lần đầu tiên cách đây 15 năm trong khi phân tâm cậu Noel (13 tuổi). Cha mẹ cậu đưa cậu ta đến vì cậu ta bị một sự lo hãi làm chân cậu ta bị tê liệt không đi được. Theo quan điểm của cha mẹ (họ bị đảo lộn, hận thù, cảm giác tội lỗi, kiệt sức, nhạy cảm cực kỳ) thì Noel trước đó là một cậu bé phát triển bình thường cho đến năm vào lớp 5 (tương đương lớp 7 ở Việt Nam), nó nói là nó rất lo hãi phải đi học sau dó các cử động chậm dần lại đến nỗi không thể đi đến trường dù phải ở nhà suốt ngày không thể làm bất cứ việc gì. Sau khi đi khám bác sĩ đa khoa của họ, rồi bác sĩ về thần kinh, họ đã đi gặp một bác sĩ tâm thần trẻ em. Người này chẩn đoán là hystêri và đưa đến trung tâm bệnh viện trường. Giáo sư, sau khi gặp tại chỗ đã nghĩ đến một sự suy sụp dạng loạn tâm thì đúng hơn và ông ta gửi cháu đến chỗ tôi.

Noel là con cả của gia đình có 3 cậu con trai, sinh cách nhau 4 tuổi. Mẹ cậu rất công phân khi ở nhà hộ sinh cậu con sơ sinh bị giằng đột ngột khỏi tay mẹ lúc nửa đêm để họ tiêm cho nó một mũi thuốc chữa vàng da. Và lúc 2 tuổi, khi gửi một bà trông trẻ, bà này nhận số trẻ quá nhiều so với số trẻ được phép, cho nên lúc nguời ta đến kiểm tra, cậu bé bị nhốt vào tủ và bà ta doạ phải giữ im lặng nếu không nó sẽ bị bắt đi. Ông bố nói thêm là khi đi học, Noel có vấn đề rắc rối với 2 cô giáo... Ông trách nó không thành thật như em Ludovic. Noel còn che giấu các điểm xấu chẳng hạn, trong khi nó biết là sẽ bị phát hiện và cha mẹ sẽ tức giận gấp đôi về chuyện đó. Bà mẹ phản đối ông chồng đã khoan dung với Ludovic hơn là với Noel. Trái lại, ông chồng khen trước mặt Noel là nó có tài bắt chước mọi người. Tát cả gia đình cười... trong khi Noel chế giễu bố bằng phác hoạ bố.

Cuộc trò chuyện thứ 1: (ghi chú : tài liệu đã có quá lâu. Khi đọc lại tôi thấy có những sai phạm về kỹ thuật mà tôi đã làm. Nhưng tôi giao cho các bạn nguyên như thế để chúng ta có thể cùng suy nghĩ với nhau). Tôi thấy một chàng trai rất mảnh dẻ có bộ tóc màu hung rất giống bố đến gặp tôi. Cậu ta cười với tôi nhưng có vẻ thở hổn hển vì đã lết chân rất chậm ngoài hành lang

các dây giày không buộc. Bà mẹ ở lại trong phòng đợi. Cậu ta đến với tôi dễ dàng, ngồi xuống và nhìn vào hộp đựng trò chơi.

Cậu ta : Tôi có thể sử dụng các đồ chơi này được chứ? (Cậu ta lấy ra 1 người đàn ông và một bà già và giơ 2 thứ này đối diện với nhau).

  • - Xin chào bà nông dân! Bà có khoẻ không?
  • - Rất khoẻ, cảm ơn, thế còn ông?
  • - Tôi cũng rất khoẻ.
  • - Ông đi đâu đấy?
  • - Tôi đi sắm đồ.
  • - Tôi đi thắng ngựa của tôi, tôi đi đây.
  • - Tôi cũng vậy.

Họ chia tay nhau. Tiếp đó là con đường trở về. Hai người gặp lại.

  • - Xin chào.
  • - Xin chào
  • - Tạm biệt
  • - Tạm biệt

Tôi: Trong câu chuyện trên mọi người nói ít quá và họ cách xa nhau quá. Có lẽ em tự hỏi là có phải chúng ta đến đây để chào nhau rồi từ biệt nhau mà thực ra chẳng nói với nhau.

Cậu ta: Hừm cháu lấy thêm những cái khác? (cậu ta lấy ra một cậu con trai, 1 cô con gái và con bò tót).

  • - Chào bạn! Cậu ta nói
  • - Chào bạn! Cô ta nói.
  • - Tôi chăm sóc các con bò cái - nếu bạn có vấn đề gì, hãy đên gặp tôi. Không có gì nguy hiểm đâu, nhìn xem này, tôi có thể tóm chân nó. (Con bò tót dùng sừng tấn công cô gái).

Tôi: Trong câu chuyện này có những điều khó chịu xảy ra khi người ta không chờ đợi chúng.... Các câu của tôi cũng có thể gây cảm nhận như vậy.... Có lẽ cậu ta kể ra rằng em sợ là những câu của tôi như cặp sừng bò và tôi tấn công em.

Cậu ta: Có thể, do vô thức. (Cậu ta cầm con lợn và con hổ). Con lợn đánh hơi con hổ. Con lợn rất bẩn. Con hổ là vua, nó bực tức"chớ quên ta là chúa Sơn Lâm"

  • - Tôi thế đấy. Con lợn trả lời. Vì tôi lăn trong bùn, tôi đánh hơi, tôi ăn phân chuồng....

Tôi : Con lợn muốn được chấp nhận nó như thế này.

Cậu ta: Vâng

Tôi: Có lẽ em hỏi xem tôi có chấp nhận em như là em thế này , ngay cả khi một một phần của em rất bẩn thỉu.

Cậu ta: Vẽ hình một xe hơi. (Tôi hỏi cậu ta ở trong xe có ai). Một ông, Tôi chưa vẽ xong, tôi không biết vẽ ông ta..... xe chạy, sẽ có một tai nạn.

Tôi: Có lẽ bỏ một phần rất nhỏ, chưa cảm thấy là đã vẽ xong, còn nằm trong chiếc xe lô, tự như ở bên trong một cơ thể lớn, nó sợ mất tự chủ như con bò tót.

Cậu ta: Đúng, có thể là như thế....(nó vẽ thêm một hình người đàn ông). Đó là một người đang nghĩ ngợi...... Vợ ông ta phải nằm bệnh viện vì sưng phổi, ông ta có nhiều chuyện lo phiền ở công sở, vf lo phiền về các con - Ông ta đứng yên không đụng đậy.

Tôi: Là một người ......có chòm râu. Có lẽ ông ta có những lo nghĩ về tương lai của mình hoặc có thể có những lo nghĩ liên quan đến một cơ thể đang biến đổi.

Cậu ta: Cả hai giả thuyết đều có thể. (Cậu ta lấy một chú lính và con sư tử). Đây là chuyện đi săn. Con sư tử gần như bị giết chết nhưng nó giết người đi săn. Thầy thuốc nói, đó là chứng liệt não, ông ấy có vẻ chết rồi.

Tôi: Ở đây em kể cho tôi là em sợ em chết, về mặt tâm trí, không còn hy vọng.

Cậu ta : Đúng như thế đấy (giọng cậu ta vỡ, cậu ta có vẻ cảm động)

Cuộc trò chuyện thứ 2 (tóm tắt)

Cậu ta : (Vẽ một cái cây)... Một cây anh đào đang lớn lên khoe sắc.... Một bà mẹ nuôi các con nhỏ... người ta thấy có những rễ cây tóm những quặng ở trong đất... và người ta thấy có 2 con giun đất đang bò ở đất.

Tôi: Cây bị cắt một phần ở các rễ.

Cậu ta : Đúng thế..... Tôi không biết.

Tôi : những con giun đất cũng bị chặt từ trên cây cao.

Cậu ta : Đúng .... Tôi không biết.

Tôi : Những con giun đất làm người ta nghĩ gì?

Cậu ta : Tôi không biết...... chúng bẩn thỉu....... Tôi không muốn sờ vào chúng...

Việc phân tâm Noel kéo dài khoảng 5 năm. Trong thời kỳ đầu, cậu ta đã kể những chuyện hơi giống trong buổi thứ nhất : giọng của chúng gây gổ, hung hãn và tôi cố gắng phân tích trong sự chuyển di với tôi. Thí dụ, cậu ta vẽ những hình ảnh bé tí ở đó có vấn đề bên trong và bên ngoài : 1 quả mơ không có hột/tâm...... một cái bánh ga-tô hấp dẫn lại không thể ăn được... Sữa, bề ngoài thì ngon, lại đáng kinh tởm...v.v...

Trong khi tôi làm công việc này, cậu ta khá dần dần để rồi đi được bình thường và lại đi học. Như vậy, tôi hình dung là là chúng tôi có tiến bộ. nhưng sau một thời gian tôi hiểu ra rằng cậu ta hoàn toàn nói dối tôi về những thông tin cậu ta cho tôi. Cậu ta đã kể là cậu ta có những điểm kém về toán chẳng hạn, điều đó đúng. Tôi cố phân tích xem cái gì có thể làm cậu ta "bị kẹt" trong việc lĩnh hội... có thể là như thế, cậu ta không thể đi từ cụ thể đến trừu tượng vì sợ mất cái cụ thể... cậu ta kể là những điểm bắt đầu khá lên, từ từ và tăng dần. Tôi tin cậu ta ... thực ra tôi đã biết là tất cả cái này đều sai : không có tiến bộ nào hết.

Ngược lại, một hôm cậu ta đến với một câu hỏi nảy sinh : tai sao mọi người có hứng thú với những công việc họ làm... và tại sai cậu ta không có hứng thú , từ đó tôi đã có thể suy đoán nỗi sợ hãi của cậu ta chả có gì gây thú vị cho ai, và cậu ta muốn biết là tôi có hứng thú gì trong khi làm việc với cậu ta. Vì cậu ta có thể thừa nhận rằng tôi thích thú với cậu ta thì  có thể là một quan hệ hơi xác thực hơn đã có thể thiết lập được... tới mức cậu ta bắt đầu nổi giận với tôi (vì các kỳ nghỉ chẳng hạn)...

Và cuối cùng cậu ta đã có thể thừa nhận là cậu ta đã nói dối ra sao. theo cậu ta, lúc đầu không chậm mà là đóng kịch. Cậu ta đã lừa chúng tôi. Điều có vẻ quan trọng đối với cậu ta là tôi phải cảm thấy thất vọng, một sự sa sút : cái mà tôi đã tin là thật thì lại không phải. Lúc đó, tôi đã có thể tự hỏi cậu ta để biết cái gì làm cậu ta thất vọng đến nỗi mất hết hy vọng. Rốt cuộc cậu ta nghi ngờ tình yêu của cha mẹ, lý do đúng, là cha mẹ yêu các em hơn. Đối với tôi, công việc khó khăn vì phải "vây dồn" những chuyện nói dối và phân biệt cái gì không đứng trong buổi trò chuyện. Cuối cùng thì cậu ta ngừng việc phân tâm khi cậu ta có cái bằng học nghề....

Còn hai cái thí dụ lâm sàng chợt đến... trong cùng thời điểm với Noel, còn có Marcello. Tôi đã gặp Marcello lúc nó 5 tuổi; nó sắp bị đuổi khỏi lớp học vì các thầy thấy nó đần, nó đã dậy thì. cha mẹ nó đên gặp tôi. Thế mà bố nó là người rất đẹp trai, làm nghề lau cửa kính trong phường được mọi người biết ông ta là người chuyên quyến rũ phụ nữ và là người chơi đua ngựa. Trong khi trò chuyện, tôi hỏi ông ta là thứ mấy trong anh chị em. Ông ta trả lời rằng là con út. Bà vợ xen vào nói "không phải, nghĩ lại xem..."sau anh còn có Jean, rồi Luc, rồi Francoise... Trước vẻ mặt thất vọng của ông chồng, bà ta chêm vào như thể nói với một đứa bé bỏng, "À thì ra anh hầu như là con nít, thôi tiếp tục đi!!!" Trước sự trao đổi đó, tôi tự hỏi làm sao mà ông ta lại có tiếng tăm như vậy... Để câu chuyện đơn giản hơn, Marcello đã che giấu các năng lực của nó ở trường cũng theo cùng một kiểu như bố nó che dấu các năng lực của mình với Marcello, phô trương cho cha mẹ biết mình thông minh sẽ làm cho nó bị tống khỏi buồng mà nó vẫn ngủ với cha mẹ, nơi nó đã được xử sự như một em bé trong khi nó đã dậy thì. Khác với Noel, Marcello luôn luôn chân thực trong mỗi buổi. Một lần, nói về kỳ nghỉ, tôi đã nói với nó, có lẽ nó đã nghĩ rằng tôi nói dối nó khi chúng tôi xa nhau. Nó đã nhìn thẳng vào mắt tôi để trả lời "chỉ có các máy mới không nói dối bao giờ".

Gần đây nhất, tôi làm tự liệu gia đình vìCharlotte (18 tuổi) đã toan tự tử sau khi nói dối ở trường. Thật vậy, cô ta đã nói với các giáo viên và bạn biết là cha cô đã lạm dụng tình dục với cô và ông ta đã đánh cô. Ở Pháp, 1 sự tố cáo như vậy có thể dẫn đến việc người bố phải ra toà với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này, ông hiệu trưởng trường trung học đã mời cha mẹ tới và Charlotte đã thú nhận là mình nói dối. nhưng sau đó cô ta cảm thấy mình "trẻ con và lố lăng", thế là cô ta muốn chết. Trong buổi làm việc cùng với cha mẹ, cô ta rất hung tính, có cư xử đến giới hạn của thô bạo. Hai cha mẹ hầu như bất lực khi phải giữ cô ... Cuối cùng vấn đề được bộc lộ ra là mẹ của Charlotte đã từng bị đánh đập và hãm hiếp ? Bố cô trong những năm bà còn vị thành niên nhưng bà ta không muốn các con biết chuyện này, cả ông bố cũng vậy. Người chồng có một cô em hơi giống Charlotte, người mà ông rất khâm phục vì "sức mạnh của sự ngạo nghễ"... Và trong vô thức, cả hai cha mẹ đều đồng tình để con gái họ "cứng rắn" không ai có thể lạm dụng được. Charlotte như vậy đã bị ảnh hưởng bởi những thông tin đã được chương trình hoá như trong máy tính, trong một kiểu xử xự không hiểu ý nghĩa. Cuối cùng mẹ cô đã thú nhận chuyện của bà ta sau đó một thời gian.

(Tác giả Ann Lévy - Nhà phân tâm

Dịch giả : Đạm Thư - Trung tâm N-T)


Thêm yêu thích (590) | Trích dẫn nội dung trên site của bạn | Xem: 6133

  Nội dung

PHẢN HỒI ĐỘC GIẢ NT-FOUNDATION VỀ BÀI VIẾT
Tên của bạn:
E-mail của bạn:
Nội dung:



Code:* Code

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  • Angoisse - Ansiété
  • Le Deuil: Cái tang
  • Những khái niệm cơ bản của Phân tâm học
  • Tự kỷ ở trẻ, những khác biệt giữa trị liệu phân tâm học và trị liệu giáo dục
  • Một ca lâm sàng ở Việt Nam
  • Các công cụ để suy nghĩ: Hội chứng A.D.H.D. Vấn đề chẩn đoán và điều trị
  • Trò chuyện không định hướng trong tham vấn
  • Tự kỷ (Autisme)
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...