NT Foundation - NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
 
 
Lượt truy cập: 13301110
 
 
NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
                                                                          Bs. Phạm Thịnh

Nhiều khi, các bậc cha mẹ bỗng nhiên thấy con mình tự nhiên "dở chứng". Một cậu con trai 17 tuổi vốn ngoan hiền, nay bỏ nhà qua đêm và làm ngược lại những yêu cầu của bố mẹ. Một đứa trẻ 6 tuổi dám đập vỡ chai bia làm vũ khí tự vệ khi bị đánh. Một cháu gái 13 tuổi vẫn đái dầm mỗi đêm...

Vậy đằng sau những bất thường đó là gì?

Có thể là biểu hiện tự khẳng định, là sự mặc cảm do không giải quyết được các xung đột trong quá trình phát triển, hay là những bệnh lý thực tổn của cơ thể.

Nếu loại trừ những biến đổi thực thể-thường chiếm tỷ lệ không đáng kể, thì phần lớn các rối nhiễu này có căn nguyên tâm lý. Trong tâm lý lâm sàng, khái niệm nhất nguyên - ví dụ: Học trò hư do thầy cô giáo tồi, là cách đặt vấn đề cực đoan khó có thể chấp nhận. Chính vì vậy, nhà tâm lý trị liệu phải nhìn nhận vấn đề trên nhiều bình diện, vừa mang tính khoa học chính xác vừa mang tính nhân văn mới có thể hiểu và giải quyết những bất thường của thân chủ.

Tuy nhiên, sẽ không quá đáng nếu nói rằng: Đằng sau các rối nhiễu của con trẻ đều có cái gì đó bất ổn nơi gia đình. Cuộc sống chạy theo đồng tiền, theo bản năng, ly hôn, ngoại tình, đạo đức giả... dĩ nhiên gây ra cho đứa trẻ những cú sốc khủng khiếp, những vết thương lòng khó hàn gắn. Một số không nhỏ các đứa con bất hạnh này sẽ lặp lại bi kịch của bố mẹ chúng trong đời sống gia đình mai sau như món nợ truyền kiếp.

Song, điều mà tôi sắp đề cập trong bài viết này không phải là những kiểu gia đình nêu trên. Đây là những gia đình bình thường. Bố mẹ là những công dân tốt, thương yêu con cái, sẵn sàng làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho tương lai đứa con. Nhưng, do không hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, do những tập tục nuôi dạy lạc hậu, do muốn dồn nén những hẫng hụt của đời mình lên đôi vai nhỏ bé của con trẻ... khiến chúng mang bệnh!

Theo một điều tra 2001 trên 420 học sinh khá giỏi cấp trung học cơ sở (THCS) thuộc các quận nội thành Hà Nội, chỉ có 27,6%  sức khỏe bình thường theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới. 72,4% có vấn đề về sức khỏe thể chất, trong đó, cận thị là 33,09%;  bệnh răng hàm mặt 26,4%; bệnh tai mũi họng 24,04%; bệnh nội khoa khác 20,23%. Riêng về mặt tâm lý, 18,5% số em trong diện nghiên cứu có vấn đề về sức khỏe tâm trí (SKTT), trong đó nhiều em cùng một lúc bị từ hai rối nhiễu trở lên, gồm:

1. Rối loạn hành vi như đánh: bỏ học; bỏ nhà qua đêm, chơi cờ bạc là 55/420 hay 13,09%.

2. Loạn thần kinh chức năng (nhiễu tâm) như ám sợ, đau đầu, mất ngủ... 52/420 tức 12,38%.

3. Đái dầm do căn nguyên tâm lý 14/420 chiếm tỷ lệ 3,33%.

Như vậy, cứ 10 em học sinh khá giỏi trong diện nghiên cứu, 7 em có vấn đề sức khỏe thể chất và gần 2 em có vấn đề về sức khỏe tâm trí.

Trong nỗ lực đi tìm câu trả lời cho tình trạng sức khỏe tâm trí của các em trong diện nghiên cứu, tác giả của công trình này đã tiến hành một loạt những thăm dò về tâm lý. Kết quả được trình bày tóm lược dưới đây rất đáng để chúng ta, nhất là các bậc phụ huynnh, suy ngẫm:

1- Tương quan giữa chỉ số thông minh (IQ) với kết quả học tập và vấn đề sức khỏe tâm trí:

Trong số 339 em thực hiện đúng trắc nghiệm trí lực Raven (Một loạt công cụ rất phổ biến và khá tin cậy dùng đánh giá chỉ số thông minh). 177 tức 52,2% có chỉ số thông minh (IQ) loại I. Thuộc nhóm này, có 111 em tức 62,7% là học sinh giỏi. 138 em trí lực loại II, chỉ có 51 là học sinh giỏi, chiếm tỷ lệ 37%.

Thực tế làm việc tại cơ sở thực hành của Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, chúng tôi cũng gặp các bậc cha mẹ đưa con đến khám vì cháu tự nhiên lười học, kết quả học tập sa sút. Khi làm IQ, thấy kết quả ở mức trung bình. Một đứa trẻ như vậy, việc tiếp thu và làm đầy đủ các bài tập chính khóa ở những lớp thông thường đã là quá sức, vì chương trình phổ thông của chúng ta khá nặng. Nhưng cha mẹ muốn con phải học thật giỏi nên buộc học thêm nhiều môn, nhiều buổi. Thậm chí, các cháu không được nghỉ thứ bẩy và chủ nhật. Đầu óc không còn chỗ cho những trò chơi con trẻ vốn rất cần trong quá trình phát triển trí tưởng tượng và cấu trúc nhân cách. Tâm hồn trẻ sớm bị sơ cứng vì những công thức, không còn thời gian để gần gũi thiên nhiên. Không chịu nổi sức ép trường diễn, những trẻ này rơi vào tình trạng rối nhiễu tâm trí, và cả những bệnh được cho là tâm thể như đau bụng, loét dạ dày, đau đầu, chán ăn hoặc ăn vô độ... là điều dễ hiểu.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chỉ có 16,3% các em IQ loại I & II có vấn đ sức khỏe tâm trí so với 34,5% các em IQ loại thấp hơn bị rối nhiễu này.

2- Cây roi có phải là một công cụ giáo dục hữu ích?

Khi bàn đến vấn đề này một số nhà tâm lý và giáo dục cho rằng đánh một đứa trẻ phạm lỗi là cần thiết vì điều đó giúp nó nhận ra sai lầm và tìm cách sửa chữa. Họ dẫn chứng chính chính họ nhờ được cha mẹ đánh mà nên người. Vào năm 1974, trong một đêm trực tại bệnh viện, bản thân tôi được nghe bà y tá trực cùng kể cho nghe câu chuyện về lịch sử bi thương của một trùm trộm cướp trẻ:

Ngày ấy. Năm 12 tuổi, nó thường đến trường trong bộ quần áo vá. Nhiều khi không có bữa sáng. Cha nó, một người nát rượu, hành nghề đạp xích lô.

Mỗi tối sau khi uống dăm chén , ông thường lôi nó ra đánh vì tội học kém hoặc bỏ học. Có lần, nó bị cha dùng dây thừng trói chân tay căng ra bốn cột nhà, bị đánh thừa sống thiếu chết. Đánh mãi không ăn thua, người cha quyết định cho nó nghỉ học. Nó được tự do ra đường kiếm sống và mỗi ngày phải nộp cho bố mẹ năm hào mới cho ăn. Hàng ngày nó vác cần câu ra hồ kiếm cá. Lúc bán cá được nhiều tiền, nó tập tọe hút, thuốc, uống rượu. Khi không kiếm được đồng nào, nó chỉ được ăn đòn thay cho bữa tối. Vào những lúc như vậy nó thường được cô hàng xóm - người kể cho tôi câu chuyện này, cho ăn và sưởi ấm. Lâu dần, để có tiền nộp, nó tìm cách trộm cắp, trở thành thủ lĩnh một băng nhóm cướp nhí. Gần như mọi gia đình trong xóm nghèo nơi bố mẹ nó sống đều bị mất trộm, trừ gia đình cô y tá. Nó nói: "Cháu không những không lấy mà còn bảo vệ gia đình cô, vì trước đây, cô từng cưu mang cháu."

Sau này, Nam bị bắt trong một vụ trộm và lĩnh án.

Nghiên cứu này cho thấy, ở những gia đình thỉnh thoảng dùng roi dậy con, tỷ lệ trẻ có tối nhiễu tâm lý là 22%. Ngược lại, chỉ 13,4% số trẻ có vấn đề tương tự trong những gia đình không bao giờ dùng đến công cụ này.

3- Khi ý kiến của con không được tôn trọng?

Khi trả lời câu hỏi "Có nên tôn trọng ý kiến của con?", 81 bậc cha mẹ nói rằng thỉnh thoảng tôn trọng ý kiến của con. 23 cháu trong những gia đình này có vấn đề về sức khỏe tâm trí, chiếm tỷ lệ 28,4%. Ngược lại ở 307 trường hợp thường xuyên tôn trọng ý kiến con cái, chỉ có 16% các em có vấn đề sức khỏe tâm trí.

Tất nhiên, tôn trọng không phải là chiều chuộng vô lối. Bản thân khái niệm tôn trọng bao hàm sự bình đẳng và dân chủ. Cha mẹ chỉ đồng tình và ủng hộ những yêu cầu chính đáng của trẻ. Cách ứng xử này sẽ tạo cho chúng sự tự tin cần thiết trong cuộc sống.

4- Khi không nói với con những lời âu yếm?

Những lời âu yếm dành cho con, nếu sử dụng đúng lúc, đúng chỗ cũng giống như thuốc bổ dưỡng về thể chất và tâm lý. Nó làm vơi đi những căng thẳng, tăng sự tự tin và cởi mở  giữa đứa trẻ với cha mẹ, nhất là khi con chúng ta đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: 29,4% số trẻ thuộc nhóm cha mẹ ít khi nói với con những lời âu yếm có vấn đề về sức khỏe tâm trí, trong khi ở nhóm ngược lại, tỷ lệ này chỉ là 16,4%.

5- Học thêm nhiều có làm tăng các rối nhiễu tâm lý và các bệnh tâm thể?

Tác giả khảo sát 3 tiêu chí: Học thêm trên 3 môn học: học ngoài giờ trên 4 tiếng một ngày và thức khuya sau 23 giờ. So sánh hai nhóm học sinh bình thường và có rối loạn thần kinh chức năng, các tác giả thấy 71,1% các em nhóm rối loạn thần kinh chức năng học thêm trên 3 môn, trong khi ở nhóm bình thường tỷ lệ này là 51,7%. Các con số tương tự là 42,3% so với 23,3% với tiêu chí học ngoài giờ trên 4 tiếng một ngày và 34,6% so với 19,8% với tiêu chí thức khuya sau 23 giờ.

Tương tự như vậy, ở nhóm bệnh tâm thể, ngoài 2 tiêu chí đầu được khảo sát như trên, tiêu chí thứ 3 (thức khuya sau 23 giờ) được thay bằng: Các bữa ăn không có thời gian biểu cố định. Kết quả lần lượt là 70,8% so với 53,4%; 39,6% so với 22,4%; và 47,9% so với 30,2%.

Xin được lưu ý rằng toàn bộ những khác biệt trong bài viết này đều có ý nghĩa thống kê.

Học thêm, nếu vượt quá mục đích giáo dục và không dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sẽ trở thành một tai họa cho thế hệ tương lai. Nhiều bậc cha mẹ không muốn con học thêm, nhưng buộc phải gồng mình chạy theo mốt. Họ biết học thêm chẳng ích gì, thậm chí có hại giống như người nghiện ma túy có hại, nhưng khó mà bỏ được. Những bậc cha mẹ say mê cho con học thêm thì lại có nhiều động cơ tốt đẹp, nhưng ẩn dấu sau những lý do chính đáng ấy, một số thường kỳ vọng nhiều điều ở đứa con giống như một nhà buôn kỳ vọng số vốn mình đầu tư sẽ sinh lời trong tương lai.

Hệ thống giáo dục của chúng ta đã đào tạo nên rất nhiều những học sinh xuất sắc giành giải cao trong các kỳ thi quốc tế. Nay các tài năng ấy đang ở đâu? Họ trở thành những nhà khoa học lớn hay không? Chúng ta rất cần câu trả lời chính xác cho vấn đề để điều chỉnh công tác đào tạo học sinh cho phù hợp. Bởi lẽ một con người sáng tạo phải là một con người có nhiều mơ mộng, có thời lượng thỏa đáng để gắn bó và yêu thiên nhiên mới có thể tìm ra những qui luật của nó, đồng thời tạo cho bản thân một cuộc sống cân bằng, hướng thiện./.

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...