NT Foundation - Tâm lý “con một”  
Tâm lý “con một”
Gia đình hiện đại có xu hướng sinh một con. Những đứa trẻ "con một" này có tâm lý và suy nghĩ khác hơn so với những đứa trẻ khác.


 

Không thể phủ nhận rằng bạn có nhiều điều kiện thuận lợi khi chỉ phải nuôi dạy một đứa trẻ. Bạn cũng không phải lo lắng giải quyết "cuộc chiến giữa các anh chị em". Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nhiều hơn về đặc trưng tâm lý cũng như suy nghĩ của những "cô chiêu, cậu ấm" này.

1. Thích được nuông chiều
Con một thích được nuông chiều. Tính cách này chịu nhiều ảnh hưởng từ cách nuôi dạy của bố mẹ, ông bà. Vì bạn chỉ có một con, bạn thường có xu hướng chu cấp cho trẻ tất cả những gì mà trẻ cần.

Bố mẹ cần thay đổi cách chiều chuộng này đối với trẻ nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc hình thành tính cách trẻ. Trẻ được chiều chuộng thường hay đòi hỏi ở người khác và có phản ứng không tốt khi mọi thứ không được như ý mình.

2. Thiếu tính tuơng trợ, giúp đỡ người khác
Trẻ là con một đồng nghĩa với việc trẻ không có anh chị em. Cuộc sống của trẻ lớn lên bên cạnh bố mẹ. Người lớn thường bận rộn với công việc riêng của mình vì vậy phần lớn thời gian trẻ thường một mình. Điều này sẽ tốt cho trẻ vì trẻ tập được tính độc lập nhưng lại khiến cho trẻ khó chia sẻ và thông cảm với khó khăn của người khác.

Bố mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ hiểu và chia sẻ với những khó khăn của gia đình. Khi trẻ bắt đầu có nhận thức (thường khi trẻ bắt đầu đi học), hãy cho trẻ hiểu về những khó khăn tài chính của gia đình, về sự bận rộn của bạn ở công sở hay cả những lo lắng của bạn trong cuộc sống thường ngày.

3. Thích chi phối người khác
Việc cha mẹ quá chiều chuộng trẻ khiến cho trẻ luôn có cảm giác mình là trung tâm và là một nhân vật quan trọng. Điều nguy hiểm là trẻ đưa cả nhận thức này ra ngoài áp dụng vào các mối quan hệ xã hội.

Cha mẹ cần giúp trẻ nhận thức được vị trí của mình trong từng mối quan hệ và ngữ cảnh cụ thể để có được cách xử sự đúng mực. Trong gia đình, cha mẹ phải luôn nhắc nhở cho trẻ nhớ con cái phải có nghĩa vụ vâng lời dạy bảo của cha mẹ. Ở trường lớp, trẻ cần có thái độ tôn trọng và lễ phép với thầy cô giáo, thái độ hòa nhã với bạn bè.

Nhiều trẻ là "con một" quen với việc cha mẹ, ông bà nghe và chiều theo ý mình nên khi ra ngoài xã hội cũng chỉ nghĩ và làm theo ý thích của mình mà không nghĩ đến người khác. Khi không đạt được như ý muốn lại tỏ thái độ cực đoan và không thiện chí hợp tác. Đây là một thái độ rất nguy hiểm hạn chế sự thành công trong cuộc sống của trẻ cũng như hạn chế sự tôn trọng của người khác dành cho chúng.

4. Lười nhác
Nhiều người cứ nghĩ rằng khi gia đình chỉ có một con, việc nhà đều do trẻ đảm nhận và do đó trẻ là "con một" rất chăm chỉ và biết làm nhiều việc. Thực tế thì đây không phải là trường hợp phổ biến trong những gia đình chỉ có một con. Phổ biến hơn trong những gia đình này là cha mẹ có tư tưởng dồn hết yêu thương cho đứa con duy nhất.

Nhiều mẹ cho rằng "Mình chỉ có một đứa con, cố gắng làm hết mọi việc phục vụ con để con có thể tập trung hết sức cho việc học tập". Với quan điểm này của các bậc phụ huynh, các "cô chiêu, cậu ấm" cứ thế được chăm lo chu tất từ việc bé đến việc lớn. Có nhiều cô cậu học đến Cấp 3 vẫn chưa từng một lần phải cầm chổi quét nhà, chưa một lần đi chợ, chưa một lần phải vào bếp hay rửa bát chén. Các bậc phụ huynh cần biết rằng đây là một quan điểm cực kỳ sai lầm.

Trẻ không có thói quen làm việc nhà sẽ không biết việc, sẽ không có ý thức tự giác trong lao động và khi được giao làm một việc gì đó dù là rất nhỏ cũng sẽ cảm thấy nặng nhọc và có thái độ không tích cực. Hầu hết những đứa trẻ này khi gia nhập vào xã hội không hoạt bát, năng nổ, nhanh nhạy và thành công bằng những đứa trẻ khác.

5. Khả năng vượt qua khó khăn
Những đứa trẻ "con một" được nuông chiều, được chu cấp đầy đủ về vật chất, được miễn làm việc nhà và luôn được "bao bọc" một cách cẩn thận có sức đề kháng yếu hơn trước những khó khăn của cuộc sống. Chúng thường cảm thấy lúng túng và không biết giải quyết thế nào trước những chướng ngại vật trong cuộc sống vì thông thường những việc như thế đều được cha mẹ làm hộ. Bạn luôn nghĩ rằng bạn thay trẻ làm tất cả mọi việc, khi lớn lên trẻ sẽ tự khắc học lấy những kỹ năng cần thiết. Bạn quên rằng tất cả kỹ năng sống đều được thiết lập nên từ những trải nghiệm.

Một đứa trẻ thường xuyên đi chợ, nấu ăn sẽ biết cách tự xoay sở ngay cả khi cha mẹ không ở nhà nhưng một đứa trẻ chưa bao giờ bước vào nhà bếp sẽ thấy việc cha mẹ đi công tác là cả một thử thách lớn lao. Nếu bạn để cho trẻ quen với việc tự xoay sở khi bạn đi công tác xa nhà, trẻ sẽ dần biết phải làm gì nhưng nếu bạn cứ sắm sửa hết mọi thứ trước khi đi và cố gắng để trở về nhà sớm nhất vì lo lắng cho trẻ, con bạn chắc hẳn sẽ chắng bao giờ có thể tự giải quyết một việc gì.

Những "công chúa", "hoàng tử" duy nhất trong gia đình luôn nhận được tình yêu thương hết mực của cha mẹ và ông bà và do vậy cũng có lối suy nghĩ khác hơn so với những đứa trẻ khác. Cha mẹ cần nắm bắt được tâm lý này để rèn luyện cho con những đức tính cần thiết giúp trẻ dễ hòa nhập vào xã hội và thành công hơn trong cuộc sống.

Theo Web Trẻ Thơ
 
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý