NT Foundation - Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói  
Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
 

Bạn cần chú ý nếu trẻ từ 12 đến 24 tháng có những dấu hiệu sau: Không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay tạm biệt khi được 12 tháng tuổi; Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi...

 

Con trai bạn 2 tuổi và vẫn chưa biết nói. Bé bập bẹ vài từ, nhưng so với các bé khác cùng tuổi, bạn nghĩ rằng bé vẫn chậm hơn. Bạn nhớ là chị bé đã có thể phát âm cả câu dài ở cùng tuổi đó. Với hy vọng bé sẽ sớm theo kịp, bạn chưa vội tìm lời khuyên của chuyên gia ngay. Một số trẻ biết đi sớm hơn và số khác nói sớm hơn, bạn tự nhủ. Không có gì phải lo lắng...

Kịch bản này khá quen thuộc trong nhóm các ông bố bà mẹ có con chậm nói. Trừ khi họ quan sát thấy những biểu hiện chậm khác trong quá trình phát triển, họ thường trì hoãn việc tìm lời khuyên của các chuyên gia. Một vài người có thể tự trấn an rằng "nó sẽ lớn thôi" hoặc "thằng bé chỉ thích các hoạt động thể chất".

Biết được điều gì là "bình thường" và điều gì là không bình thường trong tiến trình phát triển từ vựng và ngôn ngữ có thể giúp bạn biết đã đáng lo hay bé vẫn phát triển bình thường.

Những biểu hiện phát triển bình thường:

Trước 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, điều quan trọng là phải xem những dấu hiệu cho thấy trẻ sử dụng giọng của chúng có liên quan đến môi trường xung quanh. Những tiếng thì thầm hoặc bập bẹ là giai đoạn sơ khai của phát triển vốn từ. Khi bé lớn hơn chút nữa (thường khoảng 9 tháng), chúng bắt đầu nối các âm thanh với nhau, và nói thành từ như "mẹ" và "bà" (dù không thực sự hiểu nghĩa từ). Trước 12 tháng, bé sẽ chăm chú vào các âm thanh. Những bé nhìn chăm chú nhưng không phản ứng với âm thanh có thể có dấu hiệu của việc không nghe được.

Từ 12 đến 15 tháng

Trẻ ở tuổi này đã phát được khá nhiều âm và ít nhất nói được một hoặc hai từ đúng (không bao gồm "mẹ" và "bà). Các danh từ thường được nói trước, như "bé" và "bóng". Con bạn cũng đã có thể hiểu và tuân theo những chỉ dẫn (câu lệnh) đơn lẻ, chẳng hạn "đưa cho mẹ quả bóng".

Từ 18 đến 24 tháng

Trẻ phải có vốn từ khoảng 20 từ vào lúc 18 tháng tuổi và 50 hoặc hơn vào thời điểm lên 2. Ở 2 tuổi, trẻ đã học được cách kết nối 2 từ, ví dụ "bé khóc" hoặc "bố béo". Trẻ 2 tuổi cũng có thể thực hiện được các chỉ dẫn hai bước, ví dụ "nhặt quả bóng lên và đưa cho bố cái cốc".

Từ 2 đến 3 tuổi

Cha mẹ thường chứng kiến sự "bùng nổ" trong ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này. Vốn từ của trẻ sẽ tăng lên (tới mức không thể đếm được) và bé sẽ kết hợp ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu.

Khả năng hiểu cũng tăng lên - vào năm 3 tuổi, bé sẽ bắt đầu hiểu "đặt nó lên bàn" hoặc "đặt nó dưới gầm giường" nghĩa là gì. Con bạn cũng sẽ bắt đầu phân biệt được màu sắc và hiểu các khái niệm mô tả (như to lớn, nhỏ).

Sự khác biệt giữa nói và ngôn ngữ

Khả năng nói và ngôn ngữ thường được đánh đồng, nhưng thực ra có sự khác biệt giữa hai điều này:

Nói là sự bộc lộ ngôn ngữ thành lời, bao gồm việc phát âm rõ ràng.

Ngôn ngữ là khái niệm rộng hơn và để chỉ toàn bộ hệ thống bày tỏ và tiếp nhận thông tin theo một cách có nghĩa. Đó là sự hiểu và được hiểu thông qua giao tiếp - bằng lời, bằng cử chỉ và bằng chữ viết.

Một đứa trẻ gặp trục trặc về ngôn ngữ có thể phát âm từ khá tốt, nhưng lại không thể ghép 2 hoặc hơn 2 từ với nhau. Một em bé khác nói khó hiểu, nhưng bé lại có thể sử dụng các từ và cụm từ để bày tỏ ý kiến của mình. Và một bé khác nữa có thể phát âm tốt nhưng lại khó khăn trong việc hiểu các câu lệnh (chỉ dẫn).

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề

Bé sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào thì đặc biệt cần chú ý. Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau cần chú ý:

Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi

Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi

Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi

Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản

Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi:

Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ

Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu

Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản

Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé)

Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói...

Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Cha mẹ có thể làm gì

Giống như nhiều việc khác, phát triển khả năng nói là tổng hợp của khả năng bẩm sinh và nuôi dạy. Gene có thể tham gia vào việc trẻ nói sớm hay muộn. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dạy. Trẻ có được kích thích nói đúng mức ở nhà hay ở nhà trẻ không? Trẻ có cơ hội trò chuyện không?

Và đây là vài điểm chung các bậc cha mẹ có thể áp dụng tại nhà:

Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa - nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.

Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.

Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời.

Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt.

Nguồn internet

Đăng tin babyhvq
 
  Back to top
More...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý