NT Foundation - Tự kỷ (Autisme)  
Tự kỷ (Autisme)
 

Có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, xung quanh vấn đề tự kỷ. Dưới đây tôi xin lược dịch một trong những cách hiểu về tự kỷ trong cuốn từ điển La Rousse của Pháp xuất bản năm 2005!

 

TỰ KỶ

(Autisme)

Tự kỷ là rối nhiễu nặng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Khái niệm tự kỷ dần dần được làm rõ thông qua các cuộc tranh luận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ngày nay người ta đã thống nhất hiểu khái niệm tự kỷ một cách mềm dẻo theo nghĩa rộng với một tập hợp các biểu hiện lâm sàng. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tự kỷ được thay đổi thường xuyên cho phù hợp với tình hình thực tế. Vì thế, bản chất những bất thường cũng như những biểu hiện đặc trưng của bệnh tự kỷ vẫn luôn là điều bí ẩn cần được khám phá.

Từ tự kỷ (Autisme) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "do chính tôi". Trong tác phẩm "Nhóm tâm thần phân liệt" xuất bản năm 1911, bác sĩ tâm thần Bleuer lần đầu tiên sử dụng từ tự kỷ để mô tả sự mất liên lạc với thế giới hiện thực, khó giao tiếp với người khác trong căn bệnh tâm thần phân liệt ở người lớn. Nhiều tác giả khác đã tiếp nối cách của Bleuer coi bệnh tự kỷ như là một triệu chứng quan trọng không đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em. Đến năm 1943, trong tác phẩm "Rối loạn liên hệ và cảm xúc ở bệnh tự kỷ" nhà tâm thần người Mỹ Kanner mô tả "Bệnh tự kỷ sớm ở trẻ em" là sự không có khả năng thiết lập mối liên hệ cảm xúc với thế giới bên ngoài.

+ Biểu hiện của bệnh tự kỷ:

*Theo Kanner, bệnh tự kỷ được mô tả bằng một tập hợp các dấu hiệu:

1. Khởi phát sớm: Trong khoảng 2 năm đầu sau khi sinh.

2. Cách ly hoàn toàn: Đứa trẻ thờ ơ, không quan tâm đến mọi người cũng như các đồ vật xung quanh.

3. Nhu cầu ổn định: Có nghĩa là một sự cần thiết gây dựng và duy trì một sự ổn định tuyệt đối của môi trường sống.

4. Các hành vi dập khuôn, có nghĩa lặp đi, lặp lại các hành động như di chuyển tay trước mặt, đi bằng các đầu ngón chân một cách máy móc. Tự xoay vòng tròn hoặc lắc lư cơ thể.

5. Những rối nhiễu về ngôn ngữ: Đứa trẻ không nói hoặc nói những từ vô nghĩa mà người khác không hiểu. Trẻ nhai lại, lặp lại lời của người khác.

*Năm 1957, Mahler miêu tả tổ hợp nhiễu tâm bằng việc nhấn mạnh các yếu tố đặc trưng: Khởi phát trong 2 năm đầu cuộc sống, không có giai đoạn phát triển bình thường, biểu hiện ở việc quá nhạy cảm với tiếng động hoặc rối loạn giấc ngủ. Ở một vài thời điểm mấu chốt trong quá trình phát triển có sự thiếu thống nhất tổ hợp cảm xúc cá nhân ở người mẹ.

 Tổ hợp nhiễu tâm  biểu hiện ở một khối lo hãi bị phân rã ở câu trả lời từ những kinh nghiệm phân tách mẹ con. Tổ hợp nhiễu tâm còn biểu hiện ở sự tan rã nhân cách với sự thiếu hụt một vài chức năng ngôn ngữ và những biểu hiện nhiễu tâm.

*Theo Tustin: Năm 1957 nhà tâm thần học người Anh F.Tustin dẫ miêu tả bệnh tự kỷ trong tác phẩm "Tự kỷ và nhiễu tâm ở trẻ em". Ông đã phân loại bệnh tự kỷ làm 3 nhóm:

-Nhóm1: Tự kỷ tiên phát: Đó là sự kéo dài những dấu hiệu bất bình thường ở trẻ. Những dấu hiệu bất bình thường đầu tiên được phát hiện ở trẻ chính là đứa trẻ không phân biệt được cơ thể của nó và mẹ nó cũng như giới hạn thân thể của nó. Bộ máy tâm trí hoạt động ở mức độ tối thiểu.

-Nhóm2: Tự kỷ thứ phát: Các dấu hiệu tự kỷ của dạng này dựa theo cách mô tả của Kanner tự kỷ thứ phát bao gồm tất cả các dấu hiệu của tự kỷ tiên phát nhưng ở mức độ rõ nét hơn. Dấu hiệu nổi bật là đứa trẻ không phân biệt được những cái thuộc về bản thân nó và những cái không thuộc về bản thân nó.

-Nhóm3: Tự kỷ thứ phát thoái triển: Đây là biểu hiện dưới một dạng khác của tâm thần phân liệt trẻ em. Sau một quá trình phát triển êm ả đột nhiên đứa trẻ có những biểu hiện thụt lùi. Sự phong phú trong tư duy, suy nghĩ của trẻ chuyển sang những nhạy cảm của cơ thể.

*Các tảc giả của Pháp như M.Soudé, D.Houzel đã đưa ra những dấu hiệu chẩn đoán sớm sự phát triển nhiễu tâm trẻ em bao gồm: Sự khó thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với thế giới xung quanh (người,vật...). Cụ thể: Trẻ không bú, không ngủ yên giấc, hay ngọ nguậy hoặc ngược lại đứa trẻ quá trầm lặng, đặt đâu nằm đấy, ít cử động. Không chú ý hoặc chú ý thái quá đến một vài đồ chơi nào đó.

+ Sự hình thành bệnh tự kỷ (căn nguyên bệnh tự kỷ).

Căn nguyên bệnh tự kỷ là một tập hợp đa nhân tố. Rất khó phân biệt các yếu tố thực thể và các yếu tố tâm lý. Tuỳ vào trường hợp cụ thể mà có thể yếu tố này hay yếu tố khác sẽ chiếm ưu thế.

Nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền chỉ ra rằng hiện tượng tự kỷ tăng lên đáng kể trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh này. Phương pháp nghiên cứu những cặp song sinh cho thấy chẩn đoán trẻ tự kỷ ở những trẻ sinh đôi cùng trứng cao hơn hẳn ở những trẻ sinh đôi khác trứng. Tuy nhiên cần phải nói rằng sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền không mang tính quyết định bởi nhiều trường hợp yếu tố môi trường có ảnh hưởng to lớn hơn yếu tố tự nhiên, thiên bẩm.

Một dặc điểm khác cần nhấn mạnh là tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở trẻ trai thường cao hơn 3 hoặc 4 lần so với trẻ gái.

Như vậy theo các tác giả tự kỷ là một hội chứng bao gồm tập hợp một loạt các triệu chứng. Nguyên nhân,nguồn gốc của hiện tượng này rất đa dạng, phức tạp. Không thể phân tích, chẩn đoán bệnh tự kỷ theo kiểu nhân quả, đơn tuyến.

+ Chăm chữa trẻ tự kỷ.

Ở các nước Châu Âu trẻ tự kỷ thường được chăm sóc trong các Bệnh viện ban ngày. Qúa trình trị liệu có sự kết hợp nhiều chuyên ngành khác nhau. Hoạt động giáo dục giúp trẻ nhận biết được những điều thiết yếu của cuộc sống cũng như cách hoà nhập trong nhóm. Công việc giáo dục hoặc giáo dục lại thường được tổ chức phù hợp với khả năng của trẻ. Ngoài ra còn có các giờ trị liệu tâm lý và sự chăm sóc của các Bác sĩ tâm thần.Hoạt động dậy trẻ tự kỷ tập trung vào việc thay đổi các hành vi của trẻ. Phương pháp điều kiện hoá thường được sử dụng mặc dù có vẻ chưa thoả đáng.

Phạm Đức Chuẩn (lược dịch)

Nguồn:Trang168-177,La Petit La Rousse de la psychologie

Direction éditoriale: Michel Guillemot

Bethsabée Blumel

Préface: docteur Sylvie Angel

Conseiller scientifique: Corinne Antoine

Enseignante à l'Institut d'enseignement à distance de la faculté de Paris-VIII


Thêm yêu thích (588) | Trích dẫn nội dung trên site của bạn | Xem: 7928

  Nội dung

PHẢN HỒI ĐỘC GIẢ NT-FOUNDATION VỀ BÀI VIẾT
Tên của bạn:
E-mail của bạn:
Nội dung:



Code:* Code

 
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  • Angoisse - Ansiété
  • Le Deuil: Cái tang
  • Những khái niệm cơ bản của Phân tâm học
  • Khi thân chủ nói dối trong một ca lâm sàng ở Pháp
  • Tự kỷ ở trẻ, những khác biệt giữa trị liệu phân tâm học và trị liệu giáo dục
  • Một ca lâm sàng ở Việt Nam
  • Các công cụ để suy nghĩ: Hội chứng A.D.H.D. Vấn đề chẩn đoán và điều trị
  • Trò chuyện không định hướng trong tham vấn