NT Foundation - Xem con như là một chủ thể  
Xem con như là một chủ thể

 

Bố mẹ sinh con phải nuôi, phải dạy, phải chữa bệnh. Nhưng, nếu nhà có một con chó thì cũng phải nuôi, dạy, chữa. Thế mà người ta vẫn nói nuôi nấng đứa con. Không ai nói nuôi nấng con chó. Dạy con chó làm xiếc cũng không khó. Nhưng không ai nói dạy dỗ. Chữa lành bệnh thì chữa người hay chữa chó cũng không khác nhau, nếu là cùng bệnh. Nhưng chữa người còn phải chăm sóc nữa.

Như bài trước đã nói : (« Xem con như là thượng khách », Tri thức trẻ số 1) - bữa cơm đầy đủ ca-lo và chất liệu nhiều khi trẻ không chịu ăn. Phải « nấng » thế nào trẻ mới ăn. Vận dụng kiểu dạy chó làm xiếc với dạy trẻ em, tức là sử dụng chủ yếu phương thức « thưởng-phạt », thì cũng dạy được nhiều thứ. Nhưng cũng nhiều khi, nhiều trường hợp, dù có áp dụng thủ pháp (có thể gọi là « công nghệ giáo dục ») rất tinh xảo, trẻ vẫn không chịu tiếp nhận. Thuốc tốt, máy móc tinh xảo, thế mà nhiều khi vẫn thất bại.Thực ra người lớn- bố mẹ, giáo viên, bác sĩ - đứng trước trẻ em thường xem chúng như một vật có thể nhào nặn, thao túng như với một khối đất sét. Ta muốn nặn như thế nào cũng được. Chỉ cần nắm vững ký thuật hay công nghệ. Trước kia đã có từ « kỹ sư tâm hồn », nay nhiều người còn nói đến « công nghệ giáo dục ». Và y học thế giới thì đề cao « y khoa công nghệ cao ». Người ta dễ quên rằng, trẻ em cũng là một con người và từ lúc lọt lòng đã có một cá tính, có một phản ứng của một chủ thể, chứ không phải là một vật vô tri vô giác. Dù máy móc có tinh xảo đến đâu, thủ pháp có tinh vi đến đâu, (dẫu có sự trợ giúp của toán học cao cấp, tin học hiện đại) vẫn không loại trừ được yếu tố chủ quan. Chủ quan của người lớn muốn nuôi dạy-chữa trị đứa trẻ theo ý muốn của mình ; chủ quan của đứa trẻ vốn có một nhân cách riêng biệt. Đụng đến con người không thể nói đến một giải pháp kỹ thuật-công nghệ 100%. Cần xem mỗi em nhỏ như là một chủ thể.Năm 1921, nhà tâm lý học Mỹ nổi tiếng Watson - người khởi xướng học thuyết hành vi ứng xử (behaviorism) tuyên bố : « giao cho tôi 12 đứa trẻ mới sinh, ai muốn đứa này thành nhà bác học, đứa khác thành tướng cướp.. tôi sẽ có cách tạo ra những con người như vậy ». Ngày nay, hơn 70 năm sau, những công trình nghiên cứu của những người theo trường phái này chồng chất lên như lên như núi, nhưng họ đã phải hạ giọng, không dám khẳng định như « tổ sư » nữa. Còn « tổ sư » Watson về sau đã bỏ ngành tâm lý học, quay sang làm nghề quảng cáo.Thai nghén ra học thuyết trên, tư tưởng Watson bắt nguồn từ mô hình nền công nghiệp Mỹ - sản xuất dây chuyền vào đầu thế kỷ XX – xem con người như một cái máy cơ khí. Ngày nay, nhiều học giả xem con người như một máy vi tính cao cấp. Cho nên đã nghĩ rằng, có thể nắm tất cả quy trình từ đầu vào, quá trình xử lý thông tin đến đầu ra, để từ đó tạo ra những công đoạn kỹ thuật nhào nặn con người theo ý muốn. Giả thử học thuyết ấy đúng, chúng ta sẽ tiến tới một thời đại, trong đó một số chuyên viên cao cấp sẽ có khả năng từ những em bé mới lọt lòng tạo ra những loài người-rô bốt theo ý muốn. Cũng may là trong thực tế, ngành Tâm lý học hiên đại chưa ai dám khẳng định như vậy. (Tác  giả : B.S Nguyễn Khắc Viện  * Trích Tri thức trẻ, số 3 tháng 9 năm 1995)

 

 
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý