Bước vào đầu mùa lũ đã được một tháng, nhưng các hồ thủy điện lớn nhỏ đều đang “khát nước”.
Trao đổi với phóng viên, TS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực VN
cho biết, tình trạng cứ thiếu nước là thiếu điện có thể khắc phục được,
nếu các dự án nguồn không chậm tiến độ hay các nhà máy điện lớn không
gặp hàng loạt sự cố.
Thiếu điện không phải hoàn toàn là do thiếu nước
Ông Long nói: “Thủy điện hiện chiếm
khoảng 40% công suất phát điện của toàn hệ thống, việc nước về nhiều hay
ít, ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng thiếu điện, nhưng không phải là
tất cả. Lý do thiếu điện trầm trọng trong mùa khô vừa rồi cũng như một
số địa phương vẫn bị cắt điện ngay trong mùa lũ, chủ yếu vẫn do các
nguồn điện vào không đúng tiến độ. Không chỉ năm nay, năm ngoái tình
trạng thiếu nước đầu mùa lũ cũng đã xảy ra. Chu kỳ thủy văn thường lặp
lại khoảng 6, 7 năm một lần nên không thể tránh khỏi Nhưng nếu các nguồn
dự kiến đi vào đúng tiến độ, hệ thống điện có công suất dự phòng thì có
thể bù lại sự thiếu hụt của thủy điện. Thực tế, kiểm lại Tổng sơ đồ
điện 6, phần lớn nhà máy dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn
2006-2010 đều đã chậm tiến độ.
* Quy trình vận hành liên hồ chứa
giữa các hồ thủy điện hiện nay chưa thực sự hiệu quả có phải là một phần
nguyên nhân thiếu điện?
Theo chủ
trương đã được Quốc hội thông qua, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ gồm
2 nhà máy, mỗi nhà máy có 2 tổ máy. Tổng công suất của mỗi nhà máy
khoảng 2.000 MW, thời gian khởi công Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1
vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.
Ông Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực VN cho biết,
nếu điện hạt nhân chiếm được khoảng 15% tổng nguồn, sẽ hạn chế hiệu quả
nguy cơ thiếu điện. |
- Chính phủ vừa giao cho Bộ Tài nguyên -
Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa và
điều hành, để điều hòa lợi ích chung của các hồ dùng nước và phục vụ
việc phát triển bảo vệ tài nguyên nước. Quy trình này trước đây mới chỉ
được áp dụng tương đối chặt chẽ ở hồ thủy điện Hòa Bình, nhằm đảm bảo cả
3 khâu là phát điện tốt, thủy lợi và chống lũ. Nhưng vấn đề này đang
đặt ra bức xúc hơn vì hiện trên một dòng sông chúng ta đang xây nhiều
nhà máy thủy điện. Như sông Đà hiện có Hòa Bình, Sơn La và sắp tới là
Lai Châu, 3 bậc thang liên hệ trên cùng một dòng chảy, nếu ở trên chặn
nước thì ở dưới không có, trên xả nước dưới không chặn sẽ gây lãng phí
hoặc lũ cho vùng hạ du. Như vậy không phải lợi ích riêng của từng nhà
máy mà vấn đề là sự phối hợp giữa các nhà máy để chống lũ và phát điện
tốt nhất.
Sự cố “kép” của nhiệt điện
* Ông nhìn nhận thế nào về việc hệ
thống liên tục bị thiếu công suất dự phòng do các nhà máy nhiệt điện lớn
vào mùa cao điểm lại hay gặp sự cố?
- Đây là điều rất đáng quan tâm, do sự
lựa chọn thiết bị, nhà cung cấp thiết bị không tốt, ảnh hưởng đến vận
hành của nhà máy. Mặt khác, thiếu điện khiến các nhà máy nhiệt điện
phải liên tục hoạt động hết công suất thiết kế, khiến sự cố càng dễ xảy
ra, lại gây thêm thiếu điện.
Một nguyên nhân nữa là nhu cầu sử dụng
điện năng tăng quá nhanh, nhưng lại rất lãng phí, nhất là trong lĩnh vực
sinh hoạt và dịch vụ. Việc không khống chế được cầu tăng quá nhanh dẫn
tới cung không chạy kịp cầu.
Vẫn thiếu công suất dự phòng
Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho biết, trong tháng 9 việc cung
ứng điện tương đối ổn định nhưng hệ thống điện thiếu công suất dự
phòng, do một số tổ máy nhiệt điện phải ngừng xử lý sự cố và sửa chữa.
Cộng thêm khí Cửu Long ngừng cấp từ ngày 3.9 đến 15.9 để bảo dưỡng giàn
nén khí trung tâm và đấu nối mỏ Hải Sư Trắng. Để khắc phục tình trạng
thiếu điện, EVN tiếp tục huy động công suất tối đa của mọi nguồn điện
hiện có, cũng như tăng mua điện từ Trung Quốc. |
Phải can thiệp mạnh mẽ!
* Theo ông việc đảm bảo an ninh năng lượng cần đặt ra như thế nào, tránh cảnh thiếu điện liên miên cả mùa khô lẫn mùa lũ?
- Cần có giải pháp tổng thể và sự can
thiệp mạnh mẽ của Nhà nước. Thứ nhất, quản lý tốt tăng trưởng nhu cầu sử
dụng điện, đáp ứng hiệu quả kinh tế, 1 kWh điện phải làm ra bao nhiêu
đồng GDP. Liên quan đến điều này là cơ cấu kinh tế phải hợp lý, phát
triển những ngành sử dụng ít điện nhưng mang lại nhiều lãi.
Thứ hai về nguồn cung, phải có tính pháp lệnh, xây nhà máy điện đến năm dự kiến đưa vào mà không đúng tiến độ phải xử phạt.
Thứ ba, xây dựng cơ cấu nguồn hợp lý,
không phụ thuộc vào một nguồn năng lượng nào, như nước của trời, hay
than, hay dầu khí. Phải đa dạng hóa nguồn điện, cả năng lượng tái tạo
hay điện hạt nhân (quy hoạch tới năm 2020).
Mực nước ở các hồ thủy điện rất thấp
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty thủy điện Hòa
Bình, đến ngày 14.9, mực nước tại Hòa Bình chỉ đạt 99,5m, nước về ngày
càng ít, còn hơn 17m nữa mới đạt mức tích nước đủ theo yêu cầu thiết kế.
Đặc biệt, thủy điện Sơn La đóng cửa chặn dòng ở 10 cửa, chỉ xả 2 cửa,
ảnh hưởng rất lớn đến mực nước về hồ Hòa Bình. “Từ khi Hòa Bình đi vào
hoạt động đến nay 23 năm, đây là năm đặc thù nhất, không mở cửa xả nào
nhưng vẫn không đủ nước để tích”, ông Thành nói.
Mục tiêu công suất cả năm 2010 của thủy điện Hòa Bình là 8,5
tỉ kWh nhưng tính đến hết tháng 8 mới chỉ đạt 5 tỉ kWh. Hiện công suất
phát của nhà máy này mới chỉ đạt trên dưới 30 triệu kWh/ngày (khả năng
thiết kế là 46 triệu kWh/ngày). Theo ông Thành, với mực nước hạn chế
này, Hòa Bình chỉ cố gắng sản xuất cầm chừng.
Bà Nguyễn Lan Châu - cố vấn cao cấp của Trung tâm Dự báo khí
tượng thủy văn T.Ư cho biết, ngày 14.9, mực nước tại hồ Thác Bà: 52,3m
và hồ Tuyên Quang: 103,7m, thấp hơn cùng kỳ năm 2009 - năm hạn hán xảy
ra khốc liệt nhất trong nhiều năm, lần lượt là 10m, 4m và 2m. Hồ thủy
điện Sơn La hiện mới chỉ tích nước đến cao trình 161,99m, thấp hơn mực
nước chết thiết kế gần 14m...
Dự báo, mực nước các hồ khó có khả năng được cải thiện trong
tháng 9 này khi dòng chảy đến các hồ này hiện đang ở mức rất thấp. Các
chuyên gia thủy văn đang hy vọng mưa lũ đến muộn cũng sẽ kết thúc muộn
và sẽ bổ sung một lượng nước đáng kể trong nửa cuối mùa mưa lũ năm nay.
Mai Hà - Quang Duẩn
|
Theo TNO