NT Foundation - KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”  
KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
 

Từ "gắn bó" là một khái niệm trong tâm lý học chỉ xuất hiện từ những năm 70, bắt đầu ở Mỹ do Bowl-by, Ainsworth nêu lên, sau đó Zazzo và một số tác giả khác đưa vào nghiên cứu ở Âu Châu. Trước hết là mô tả một phương thức ứng xử trong quan hệ mẹ - con, đặc biệt trong năm đầu, bao gồm quan hệ thế chất (xác thịt) cũng như về tâm lý. Người mẹ ở đây không nhất thiết là mẹ đẻ, mà chính là người chăm sóc hàng ngày, tức là mẹ - nuôi.

 

 

Qúa trình hình thành mối gắn bó. Từ lúc lọt lòng, trẻ em đã có những ứng xử làm cho mẹ quan tâm và chăm sóc: mút, bám bíu, khóc, mỉm cười, tìm theo. Tuỳ mức độ em bé đòi hỏi và người mẹ đáp ứng, sẽ tạo ra một mối gắn bó tốt xấu, đậm nhạt khác nhau. Và từ 6 tháng trở đi, hình thành một hệ thống dần dần chi phối toàn bộ quan hệ mẹ con, chi phối mạnh mẽ sự phát triển của trẻ về nhiều mặt. Đây không chỉ có tác động của mẹ lên con, mà một sự tác động qua lại mẹ - con, ảnh hưởng đến tâm lý cả hai bên. Bowlby mô tả ba thời kỳ:

1. Kỳ đầu ngay sau khi sinh, là xu hướng của em bé tìm quan hệ với một người khác, với một loạt ứng xử có tính chủ động; lúc này ở với bất kỳ người nào cũng được.

2. Sau 3 tháng biết phân biệt lạ quen, và những phương tiện hiện đại (quay phim) cho thấy sự phân biệt này xuất hiện có khi sớm hơn. Trước đó, người ta cho rằng sau 6 tháng mới xuất hiện sự phân biệt nay)

3. Đến tháng thứ 6 - 7 trở đi là tìm cách bám gần mẹ; bắt đầu có sự lựa chọn và tập trung vào một người. Trước đó, có phân biệt lạ quen, nhưng em bé vẫn đón nhận bất kỳ người nào, và lúc mẹ có mặt không có mặt cũng không phản ứng. Sau 6 - 7 tháng, mẹ bỏ đi, có phản ứng, cố tìm mẹ, và lúc mẹ trở về lại tỏ ra vui mừng. Em bé bắt đầu có một biểu tượng thống nhất về mẹ. Đến một môi trường không quen thuộc, em bé càng tỏ ra bám lấy mẹ.

Qua sáu tháng, tiến bộ nhiều mặt, đặc biệt là vận động, làm cho mối quan hệ mẹ - con phong phú lên, quan hệ xã hội của em bé cũng đa dạng hơn, có thể tỏ ra gắn bó với nhiều người. Qua năm thứ hai, đặc biệt đến năm thứ ba, thì hình ảnh người mẹ đã nhập tâm, có thể gợi lên lúc vắng mẹ, cho nên những biểu hiện gắn bó chỉ rõ nét vào những lúc mỏi mệt, khóc lóc. Những biểu hiện khi mẹ rời con, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh: ở lại với một người quen hay không, xa mẹ lâu hay không lâu, tuỳ trình độ phát triển và tiền sử của em bé.

Cũng không chỉ có gắn bó với mẹ, mà có thể gắn bó với một số người, thường không nhiều. Người khác; thường bao giờ cũng có một người chủ yếu, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn. Công trình nghiên cứu về gắn bó với bố hầu như chưa có. Với những người chăm sóc các em trong nhà trẻ, bệnh viện...cũng rất ít nghiên cứu.

Người ta cũng tìm hiểu hậu quả lâu dài đối với em bé lúc lớn lên của mức độ gắn bó ở năm đầu, nhất là khi gặp trắc trở.

Những luận điểm chung quanh vấn đề gắn bó.

Khái niệm bonding (nối kết)

Klaus và Kennell, hai Bác sĩ nhi khoa Mỹ từ những năm 1970 đã mô tả một ứng xử đặc biệt của người mẹ, ngay sau khi sinh con, nếu em bé còn trần truồng được đặt lên bụng mẹ. Mẹ bắt đầu sờ ngón chân và ngón tay của con khoảng 7 - 8 phút; sau đó đi dần vào thân qua cánh tay, đùi, cuối cùng vuốt ve nhẹ quanh bụng. Hai tác giả cho rằng cách ứng xử này có tính phổ biến, và nhiều người bố cũng làm như vậy. Từ nhận xét trên, 2 tác giả rút ra kết luận: tác mẹ con ra, nhất là đối với những trẻ đẻ non rất hại cho mối quan hệ về sau, và chỉ cần 1 tiếng đồng hồ quan hệ mẹ con lúc mới sinh, và sau 5 tiếng sau đó trong những ngày còn nằm viện giúp cho mối quan hệ ấy về sau phát triển tốt. Có một số nhà hộ sinh ở Mỹ đề ra: đợi cho quan hệ bước đầu này (gọi là bonding, có thể dịch là nối kết) hình thành đã, mới tác con ra cho vào phòng riêng dành cho trẻ, trong thời gian ở nhà hộ sinh. Thuyết bonding này chưa được các giới nghiên cứu quan tâm đến nhiều. Khái niệm bonding không giống như atachment.

Về khái niệm gắn bó, cần chú ý những điểm sau:

- Trước kia người ta cho rằng gắn bó mẹ - con là thứ sinh, tức lúc sinh ra chưa có, mà xây dựng trên cơ sở nhu cầu gốc là nhu cầu ăn uống của con đòi hỏi được người mẹ nuôi. Các tác giả đề xuất khái niệm gắn bó cho rằng, trẻ em cần có mối quan hệ ấy ngay từ đầu, đấy là một nhu cầu gốc chứ không phải thứ sinh. Trẻ em sinh ra có bản năng tìm cho được quan hệ với người khác, cũng như tìm bú. Cho nên, không phải đợi đến 6 - 7 tháng, thì sự "mất mẹ", tức vắng mặt lâu dài của mẹ có ảnh hưởng nguy hại đến sự phát triển, mà ngay từ trong những tuần đầu. Nhưng cũng không ít trẻ em "mất mẹ" vẫn phát triển bình thường.

- Cần xác định rõ hơn tầm quan trọng của sự gắn bó với nhiều người, không phải là mẹ.

- Không chỉ có mẹ tác động lên con, mà con cũng tác động lên tâm lý mẹ, trong tâm trí người mẹ chăm nuôi con cũng có những biến đổi quan trọng, hai bên phản ứng qua lại, tạo ra những kiểu hình phản ứng khác nhau. Ainsworth phân biệt 3 kiểu hình chủ yếu ấy: A, B, C; A là của những trẻ em tìm cách tránh xa mẹ, không gắn bó; B là kiểu gắn bó mật thiết, thoải mái; C là kiểu vừa gắn bó vừa né tránh. Loại B, gắn bó thoải mái tạo cho em bé chỗ dựa để thăm dò thế giới chung quanh, làm cho em bé có tính năng động. Gắn bó tốt, năng động thăm dò, phát triển tốt.

- Trong khi nghiên cứu cần chú ý đến phản ứng của con khi "mất mẹ", nhưng cũng cần để ý đến phản ứng lúc gặp lại mẹ sau khi xa cách. Kiểu hình quan hệ hình thành trong những tháng đầu có vững chãi không? ảnh hưởng của những biến động về sau như thế nào? điểm này cũng chưa được xác định rõ, Một điểm rất khó hiểu là một số trẻ em bị hất hủi, thậm chí hành hạ vấn có phản ứng kiểu B.

Gía trị thực tiên, tức vận dụng được để tiên đoán phát triển của khái niệm và học thuyết attachmrnt đang là một vấn đề cho các nhà nghiên cứu. (Trong tiếng Việt, từ "bỏ mẹ" gợi lên một nỗi kinh hoàng lo hãi, phản ánh tầm quan trọng của mối quan hệ mẹ - con)

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - Nhà sáng lập Trung tâm N-T

 

 

 

 
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý