NT Foundation - NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG  
NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
 

Đồ vật đầu tiên mà thông qua các giác quan em bé nhận ra chính là mẹ. Được tiếp xúc với người mẹ nhiều lần, nhiều mặt, qua nhiều giác quan, là nền tảng để xây dựng sự cảm nhận về mọi vật khác, về thế giới bên ngoài...

 

Thế nhưng trong mấy chục năm, đến cả một thế kỷ, các nhà hộ sinh Âu Mỹ, rồi ở ta cũng bắt trước làm vậy, con mới đẻ ra bắt ở một phòng chung với nhiều em khác, đúng giờ giấc bà hộ sinh bế lại cho con bú mẹ, ít phút lại đưa đi. Mẹ xa con, không được ôm ấp, hú hí với con, không hiểu được con, con xa mẹ khóc lên không ai đáp ứng, tiếng khóc chen lẫn nhiều tiếng khóc của nhiều đứa khác. Mở đầu cuộc đời là một cảnh vô tình, mẹ con mất đi những ngày quan trọng vào bậc nhất để xây dựng tình cảm, mẹ con đều bị thiếu hụt tình cảm ngay từ lúc đầu. Đây là tấn kịch, chấn thương đầu tiên để lại vết dấu sâu sắc cho cả cuộc đời.

Đúng vi trùng là nguy hiểm, cần tránh cho em bé mới sinh tiếp xúc với vi trùng, nhưng có phải đâu cũng đầy vi trùng, bà mẹ nào cũng đầy người những vi trùng ghê gớm mà gây ra cảnh chia lìa mẹ con? Sau mấy chục năm nghiên cứu với hàng nghìn công trình, các học giả phương Tây đã chứng minh chủ trương tách mẹ con ở hộ sinh vào những ngày đầu là sai lầm.

Càng sai lầm với những người mẹ ngày nay, thì giờ được sống chung với con rất hạn chế, đi làm cơ quan, xí nghiệp, về nhà lo chợ búa nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ con không mấy khi ôm ấp lấy nhau, cho bú được vài tuần, vài tháng là nhiều, sau đó dùng bình sữa. Dùng bình sữa ở nhà, có khi mẹ còn bế vào lòng, còn trò chuyện, các anh chị ông bà còn tham gia, đến nhà trẻ thì ôi thôi...Cô bảo mẫu đút vào miệng em núm vú bình sữa, rồi bỏ đi săn sóc các em khác. Đâu phải lỗi cô, cô một mình phụ trách 7,8 em cho ăn, thay tã, tắm rửa, giặt giũ. Em bé nốc một ít sữa, rồi sặc, hoặc sữa bị tắc, khóc lên, cô trở lại vội vàng đặt lại bình sữa, nhưng em bé đã qua một cơn hoảng hốt. Nếu bú mẹ ở nhà là cảnh vui sướng, thì ở nhà trẻ nuốt một bình sữa là một cảnh khổ.

Các nhà nghiên cứu trẻ em Châu Phi đều biết, nói chung các em bị thiếu ăn, trăm thứ bệnh tật làm cho còi cọc, chết sớm, thiếu đồ chơi, phương tiện giáo dục, trí khôn kém phát triển, thua kém trẻ em các nước Âu Mỹ, nhưng khá ngạc nhiên khi tập trung nghiên cứu riêng năm đầu, lại thấy các em Châu Phi phát triển nhanh hơn, vận động, biết đi, biết nói, khôn sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu dẫn đến mấy kết luận về những nguyên nhân hiện tượng kể trên:

- Các em Châu Phi được bú mẹ suốt mấy năm đầu, bú không có giờ giấc nhất định, hễ khóc là cho bú, vừa bú, tay em bé tha hồ mân mê thân hình người mẹ.

- Mẹ có đi đâu buộc con vào lưng, địu đi, hầu như toàn thân con áp vào thân mẹ, tay con phải níu lấy mẹ khi mẹ bước đi, vận động và giác quan được luyện tập nhiều hơn.

- Khi các gia đình chuyển về Thành phố, bú qua bình sữa, ăn bột, quả là một tai hoạ đối với những trẻ em năm đầu; sữa bột chế biến khó đảm bảo vệ sinh, mẹ phải đi làm bỏ con cả ngày, không còn dịu con đi chơi nữa.

Có lần, tôi gặp vợ chồng bác sĩ B người Pháp dạo phố Hà Nội với con 3 tháng, bà vợ địu con trước ngực trong một túi vải, con áp mình vào ngực mẹ. Hẳn rằng, không phải không đủ tiền mua nổi một chiếc xe đẩy con đi chơi mà hai vợ chống ông B làm như vậy. Đây là một cách làm đang bắt đầu lan rộng ở Phương Tây; các nhà khoa học nhận thấy bế con, địu con đi chơi, nhất là với những người mẹ đi làm, ít khi có dịp đưa con đi chơi, lợi cho đứa bé và cả bố mẹ về mặt tâm lý hơn là cho nằm vào xe mà đẩy.

Tôi cần nói thêm về viêch "mớm" cơm. Mẹ cạn sữa, không có tiền mua sữa hộp, bột dinh dưỡng, nên chỉ cho con ăn bát cháo trắng, hay nhai một nắm cơm với một tí cá, thịt, rau thật nhuyễn, thật dễ tiêu rồi mớm cho con. Vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh có ở phân, đờm,  đâu có trong mồm miệng, và nước bọt không những giúp cho tiêu hoá thức ăn, còn giúp khử một số vi trùng.

Đừng sợ cho con mới sinh nằm với mẹ, đừng sợ địu con, đừng sợ mớm cho con nữa!

Trích "NỖI KHỔ CỦA CON EM"

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - 1993
 
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý