Không chỉ có người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể là nạn nhân của "tay sát thủ thầm lặng" này.
Tăng huyết áp được xem là căn bệnh phố biến nhất trong các bệnh lý về tim mạch. Không gây ra những triệu chứng ồn ào, nhưng những lần ra đòn của nó lại dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Huyết áp và tăng huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu trong lòng động mạch, được tạo ra do tim co bóp đưa máu đi trong lòng mạch máu. Đồng thời, thành động mạch cũng co bóp để đưa ô-xy và các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
Khi đo huyết áp thường có hai chỉ số. Số trước gọi là huyết áp tâm thu, phản ánh sự co bóp của tim. Số sau là huyết áp tâm trương, phản ánh trương lực của mạch máu.
Thường phải đo huyết áp ít nhất 3 lần mới có thể xác định được huyết áp của một người.
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu hoặc tâm tương từ 95 percentile trở lên (dưới 90 percentile là bình thường), cao huyết áp ác tính khi trên 99 percentile. Trẻ vị thành niên được xem là tăng huyết áp nếu có chỉ số huyết áp từ 120/80mmHg.
Cảnh giác với bệnh tăng huyết áp ở trẻ
Việc chẩn đoán bệnh lý tăng huyết áp ở trẻ khá phức tạp vì huyết áp thay đổi tuỳ theo giới tính, độ tuổi, chiều cao của trẻ.
Khi đo huyết áp cho trẻ, cần chọn dụng cụ đo thích hợp với cánh tay phải của trẻ. Chiều dài túi hơi của máy đo cần đạt 80-100% chu vi cánh tay trẻ. Thông thường, cần tiến hành đo ở cả hai tay vì ở những trẻ bị hẹp eo động mạch chủ, huyết áp tay trái thường bị giảm hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở trẻ. Cao huyết áp thứ phát thường gặp ở trẻ nhỏ, chủ yếu là hậu quả của bệnh nhân. Cao huyết áp nguyên phát hay gặp ở trẻ vị thành niên, liên quan nhiều đến tình trạng béo phì, trong gia đình có người bị cao huyết áp, hội chứng Cushing do u hoặc dùng thuốc, u tuỷ thượng thận, lupus...
Cao huyết áp do xơ vữa động mạch được coi là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành sau này.
Trẻ bị tăng huyết áp có thể thấy nhức đầu ở trán hoặc sau ót, đau gáy vào buổi sáng, chóng mặt, mệt mỏi, chảy máu cam, yếu liệt tay chân từ vài giây đến vài phút, co giật...
Trẻ từ 3 tuổi trở lên cần được kiểm tra huyết áp định kỳ để phát hiện bệnh.
Trẻ béo phì cần được kiểm tra thêm về chỉ số mỡ máu, đường máu và BMI.
Chế độ ăn uống khi trẻ bị cao huyết áp
Nguyên tắc cơ bản đối với trẻ bị tăng huyết áp là hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn có nhiều muối hoặc đồ ăn ngọt (để tránh thừa cân, béo phì).
Ngoài ra, các món ăn chỉ nên nếm vừa ăn (hoặc hơi nhạt), hạn chế các món rán, xào nhiều dầu mỡ.
Theo BS. Đào Thị Yến Thủy
Nguồn internet
Thêm yêu thích (423) |
Trích dẫn nội dung trên site của bạn | Xem: 6353