Rối loạn chuyển hóa là gì?
Rối loạn chuyển hoá được đặc trưng bằng một nhóm các yếu tố nguy cơ rối loạn chuyển hóa trên một bệnh nhân. Bao gồm:
- Béo bụng (tích mỡ quá mức trong mô ở trong và xung quanh bụng)
- Rối loạn chất béo trong máu tạo mảng bám (rối loạn mỡ trong máu- triglycerides cao, HDL cholesterol thấp và LDL cholesterol cao- thúc đẩy tạo mảng bám trong thành các động mạch)
- Huyết áp tăng cao
- Đề kháng insulin hay rối loạn dung nạp glucose (cơ thể không thể sử dụng hợp lý insulin hay đường huyết được)
- Trạng thái Prothrombotic (nghĩa là fibrinogen hay nồng độ các chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1 tăng cao trong máu)
- Trạng thái tiền viêm (nghĩa là tăng cao C-reactive protein trong máu)
Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành hay các bệnh khác có liên quan đến tạo mảng bám trong lòng động mạch (nghĩa là đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên) và tiểu đường týp 2. Rối loạn chuyển hóa đang trên đà trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ. Ước tính có trên 50 triệu người Mỹ mắc bệnh.
Các yếu tố nguy cơ bên trong nổi bật trong hội chứng này xuất hiện là béo bụng và đề kháng insulin. Đề kháng insulin là rối loạn chuyển hóa toàn thân trong đó cơ thể không sử dụng được insulin một cách hiệu quả. Đây là lý do tại sao hội chứng rối loạn chuyển hóa còn được gọi là hội chứng đề kháng insulin.
Các tình trạng bệnh lý khác đi kèm với hội chứng bao gồm ít vận động, tuổi tác, mất quân bình nội tiết tố và xu hướng bệnh lý di truyền.
Nhiều bệnh nhân về di truyền có khuynh hướng dễ bị đề kháng insulin. Các yếu tố mắc phải chẳng hạn như tích mỡ quá mức và ít vận động thể chất, có thể làm khởi phát sự đề kháng insulin và hội chứng rối loạn chuyển hóa trên những bệnh nhân này. Đa số bệnh nhân bị đề kháng insulin có béo bụng. Các cơ chế sinh học ở mức độ phân tử giữa đề kháng insulin và các yếu tố nguy cơ rối loạn chuyển hóa chưa được hiểu hết hoàn toàn và xuất hiện dưới dạng phức hợp.
Hội chứng rối loạn chuyển hóa được chẩn đoán bằng các nào?
Chưa có các tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi trong chẩn đoán hội chứng rối loạn chuyển hóa. Các tiêu chuẩn được National Cholesterol Education Program (NCEP) Adult Treatment Panel III (ATP III) đề xuất, với các thay đổi nhỏ, hiện nay được khuyến cáo và sử dụng rộng rãi.
American Heart Association và National Heart, Lung, và Blood Institute khuyến cáo rằng hội chứng rối loạn chuyển hóa được xác định khi có sự hiện diện từ ba trở lên các thành phần này:
- Tăng vòng mông:
Nam giới -từ 40 inches (102 cm) trở lên
Phụ nữ -từ 35 inches (88 cm) trở lên
- Triglycerides máu cao:
Từ 150 mg/dL trở lên
- Giảm HDL cholesterol ("có lợi") :
Nam giới -dưới 40 mg/dL
phụ nữ -dưới 50 mg/dL
- Tăng huyết áp:
Từ 130/85 mm Hg trở lên
- Nồng độ đường huyết lúc đói tăng:
Từ 100 mg/dL trở lên
Khuyến cáo của AHA về Điều trị Hội chứng Rối loạn chuyển hóa:
Mục đích ban đầu trong điều trị hội chứng rối loạn chuyển hóa là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường týp 2. Sau đó, điều trị ưu tiên hàng đầu là giảm các yếu tố nguy cơ chủ yếu gây ra bệnh tim mạch: Bỏ thuốc lá và giảm nồng độ LDL cholesterol, hạ huyết áp và lượng đường trong máu xuống mức được khuyến cáo.
Để điều trị cả nguy cơ ngắn và dài hạn, điều trị thay đổi lối sống là can thiệp hàng đầu để giảm các nguy cơ rối loạn chuyển hóa. Can thiệp vào lối sống bao gồm:
- Giảm cân để đạt cân nặng lý tưởng (BMI dưới 25kg/m2)
- Tăng hoạt động thể chất với mục tiêu ít nhất là 30 phút ở cường độ hoạt động trung bình trong hầu hết các ngày trong tuần
- Tập thói quen ăn uống lành mạnh gồm giảm lượng ăn vào các chất béo bão hòa, chất béo chuyền dạng và cholesterol
Nguồn internet.