1. Tang bình thường: Diễn ra tuần tự theo 3 giai đoạn: Tuyệt vọng, trầm cảm và tái hòa nhập cuộc sống nhờ vào quá trình nhập tâm, đồng nhất hóa với đối tượng đã bị mất hoặc quá trình tái đầu tư năng lượng. Mặc cảm tội lỗi và sự dứt bỏ là dấu hiệu cho thấy cái tang đã kết thúc.
2. Tang phức hợp: Đặc trưng bởi sự đình trệ công việc, đi kèm là sự kéo dài giai đoạn trầm cảm, sự căng thẳng thần kinh (có thể biểu hiện những tổn thương tâm thể trầm trọng). Một vài trường hợp dẫn đến tự sát.
3. Tang bệnh lý: Thường liên quan đến bệnh tâm can. Đặc trưng bởi quá trính phát triển chậm lại, đan xen vào quá trình đó là những nỗi u sầu. Cũng có thể là sự đan xen hưng trầm cảm và các cơn cuồng động (phủ nhận sự mất mát).
Làm việc với cái tang (Theo S.Freud và K.Abraham).
Nếu cái tang là sự mất mát một vật trong thực tế, cái tang sẽ diễn ra theo các giai đoạn:
- Lý tưởng hóa, thần tượng hóa vật bị mất (thường đi kèm cảm giác tội lỗi).
- Mất quan tâm, hứng thú đến thế giới bên ngoài ngoại trừ những thứ liên quan đến vật đã mất.
- Dần dần từng bước rời bỏ sự quan tâm vật đã mất, chuyển sự đầu tư tâm lý sang những đồ vật khác.
Đây là tiến trình của một cái tang bình thường cho phép chủ thể từng bước thoát khỏi sự đau khổ.
(Người dịch: Phạm Đức Chuẩn)
|