Bạo lực học đường là mối quan tâm không chỉ của giáo
viên mà toàn xã hội. Khi có những hành vi gây hấn xảy ra thì ở các học
sinh, sinh viên bao giờ cũng có những biểu hiện mà người giáo viên có
thể khai thác để ngăn chặn bạo lực từ sớm. Dưới đây là một số biện pháp
có thể tham khảo để sớm ngăn chặn bạo lực trong nhà trường.
1. Thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình cả trong và ngoài lớp học
Một số giáo viên cho rằng những gì xảy ra trong lớp học mới là trách
nhiệm của mình và ít quan tâm tới biểu hiện xảy ra bên ngoài lớp học.
Tuy nhiên, điều đó là không tốt để có thể nắm bắt những gì đang xảy ra
giữa các học sinh với nhau. Hãy dành sự quan tâm của mình không chỉ
trong phạm vi lớp học, giờ học mà cả bên ngoài mặc dù điều đó là khó
khăn và đòi hỏi bạn phải nỗ lực nhiều hơn. Một câu chửi thề hay trêu
chọc giữa các học sinh có thể là nguyên nhân của bạo lực nếu bạn không
chú ý tới nó.
2. Không chấp nhận định kiến và phân biệt đối xử trong lớp
Bạn hãy thiết lập điều này ngay từ buổi học đầu tiên. Cương quyết không
chấp nhận những học sinh có lời nói hoặc hành vi thể hiện sự định kiến
hoặc gây chia rẽ trong lớp nhằm tạo ra trong lớp học môi trường an toàn
và thân thiện giữa các học sinh.
3. Nghe học sinh “tán gẫu” với nhau
Khi có “thời gian chết” trong lớp như nghỉ giữa giờ các học sinh thường
nói chuyện với nhau. Đây là lúc bạn có thể “khai thác” thông tin. Học
sinh không nên và không có quyền đòi hỏi sự riêng tư trong lớp học của
bạn. Nếu bạn nắm được thông tin về khả năng xảy ra xung đột giữa hai hay
nhiều học sinh, hãy chia sẻ điều này với người quản lý của mình để có
thể có biện pháp ngăn chặn.
4. Tham gia tích cực vào các nhóm, tổ chức chống bạo lực của học sinh
Nếu nhà trường bạn đang làm việc đã có các tổ chức chống bạo lực thì hãy
tham gia tích cực với tư cách như người bảo trợ, gây quỹ, tham gia tổ
chức các chương trình… Nếu nhà trường nơi bạn công tác chưa có tổ chức
này, hãy đưa ra những hành động thiết thực để có thể thành lập nó. Sự
tham gia một cách tích cực của học sinh vào các hoạt động như giáo dục
về sự bình đẳng, tư vấn, hòa giải cho học sinh…là yếu tố quan trọng ngăn
chặn bạo lực xảy ra trong nhà trường. Bạn cũng nên khuyến khích sự tham
gia của các nhân viên và giáo viên trong nhà trường bằng các chương
trình tập huấn về dự phòng cũng như dấu hiện nhận biết và cách thức giải
quyết vấn đề bạo lực.
5. Nâng cao khả năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực
Trước khi có hành động bạo lực, ở các học sinh sẽ có những biểu hiện
nhất định và bạn nên nắm bắt những dấu hiệu này. Những dấu hiệu cảnh báo
trước về bạo lực gồm:
- Đột nhiên có biểu hiện thiếu quan tâm, thờ ơ với xung quanh.
- Ám ảnh với các trò chơi bao lực.
- Trầm cảm và tính khí thất thường, không ổn định.
- Viết ra hoặc thể hiện sự cô lập, tuyệt vọng.
- Không có các kỹ năng kiếm chế cảm xúc, sự tức giận của bản thân.
- Nói về cái chết, mang vũ khí đến trường.
- Có hành vi bạo lực với động vật.
6. Thảo luận về phòng chống bạo lực với học sinh
Nếu có một vụ bạo lực học đường đang là tin tức được dư luận quan tâm,
bạn nên tận dụng điều này để đưa nó vào lớp học của mình. Bạn có thể
thảo luận với học sinh về những dấu hiệu cảnh báo của bạo lực, những
việc nên làm khi phát hiện ra những dấu hiệu đó. Ví dụ, việc nên làm khi
có người mang vũ khí đến lớp… Có thể nói, để chống bạo lực học đường
bạn cần kết hợp với cả học sinh, phụ huynh và người quản lý nhà trường.
7. Khuyến khích học sinh chia sẻ với bạn về những thông tin bạo lực
Hãy thể hiện cho học sinh biết bạn luôn sẵn sàng lắng nghe và là chỗ dựa
tin cậy để họ có thể chia sẻ những mối quan tâm hoặc lo ngại về bạo lực
có thể xảy ra với họ. Cởi mở với học sinh và luôn sẵn sàng lắng nghe họ
là cơ sở để có thể phòng tránh bạo lực xảy ra.
8. Dạy cho học sinh cách thức giải quyết xung đột và kỹ năng làm chủ cảm xúc của mình
Nếu trong lớp của bạn có một học sinh thể hiện sự không hài lòng, bạn
hãy nói về cách giải quyết vấn đề mà không cần đến bạo lực. Bạn cũng nên
tận dụng những lúc như vậy để nói về các kỹ năng làm chủ cảm xúc, quản
lý bản thân mình. Thông thường sau khi đã được “làm mát” cơn tức giận
trong một vài phút, học sinh sẽ không tiếp tục có hành vi bạo lực.
9. Phụ huynh học sinh cùng tham gia giải quyết vấn đề
Cũng như với các sinh viên, bạn nên có sự liên hệ, tạo kênh thông tin để
liên hệ, trao đổi một cách cởi mở với phụ huynh học sinh về vấn đề bạo
lực với con cái của họ. Bạn càng giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ
huynh học sinh thì bạn càng đạt được hiệu quả cao trong giải quyết vấn
đề bạo lực đối với các học sinh của mình.
Mai Văn Hải
(dịch từ http://712educators.about.com)
Nguồn Viện TLH