Nếu trẻ mắc hội chứng tăng động,
kém chú ý (ADHD) không được hiểu đúng và cư xử đúng cách, sẽ có thể dẫn
đến sự việc đáng tiếc. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm
lý Lê Khanh, Phòng tư vấn tâm lý gia đình - trẻ em (TP.HCM), một chuyên
gia có kiến thức về ADHD.
Thưa ông, hiện nay, tỉ lệ trẻ có hội chứng ADHD ở Việt Nam là bao
nhiêu phần trăm? Có cảm giác gần đây tỉ lệ có tăng lên, là do người ta
hiểu về hội chứng này nhiều hơn hay là tỉ lệ tăng lên cao thật?
Hội chứng tăng động, kém chú ý là một tình trạng rối nhiễu về tâm lý khá
phổ biến, chiếm tỉ lệ từ 3-6% ở trẻ em. Tình trạng này xuất hiện khá
sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
Trẻ tăng động, kém chú ý thường có các biểu hiện rối loạn như hoạt động
quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực,
đưa đến những khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp và các sinh hoạt khác.
Ở trẻ em đang tuổi đến trường, tỉ lệ có hội chứng ADHD dao động từ 2%
đến 16% và tỉ lệ trong cộng đồng (từ lứa tuổi trẻ em đến tuổi vị thành
niên) là 10% đến 30%. Trong đó, tỉ lệ nam mắc bệnh gấp 3-4 lần so với
nữ.
Tuổi dễ nhận thấy nhất là từ 5-12 tuổi vì đây là tuổi đi học, cho dù tình trạng này đã có từ trước đó nhiều năm.
Ở người lớn, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 5%. Ở Việt Nam, hiện chưa có thống kê
cụ thể nhưng ở Hoa Kỳ thì khoảng 50% trẻ em đến khám tại chuyên khoa
tâm thần được chẩn đoán có tình trạng này.
Do phương tiện thông tin dễ dàng gần đây, nhiều gia đình đã biết và quan
tâm đến tình trạng này hơn, vì thế việc đưa đến khám tại các bệnh viện,
trung tâm, phòng khám tâm lý cũng đông hơn, tạo ấn tượng là tỷ lệ ngày
càng cao.
Cha mẹ không chấp nhận con mình có vấn đề
Có một hiện tượng là khi chuyên gia tâm lý thông báo về tình trạng
trẻ có hội chứng ADHD, nhiều bậc cha mẹ vẫn không chấp nhận, đó là do
nguyên nhân gì? Việc cha mẹ không tin con mình bị hội chứng này ảnh
hưởng đến quá trình chữa trị như thế nào?
Đúng vậy! Dù có đi thăm khám hay được các GV mẫu giáo cảnh báo, nhiều
bậc cha mẹ vẫn không nghĩ hay tin rằng con mình có tình trạng này vì có
một sự thực là việc phát hiện thì không mấy khó khăn, nhưng việc đánh
giá mức độ hiếu động – kém chú ý và nhất là đưa ra được những biện pháp
can thiệp là một điều không đơn giản.
Có hai khó khăn lớn mà các chuyên viên thường phải đối diện với cha mẹ các trẻ rối nhiễu tâm lý.
Đó là việc không chấp nhận kết quả chẩn đoán, cho rằng con mình chỉ “thừa năng lượng” hay quá nhạy cảm thôi và một thái độ.
Thứ hai là lại quá bi quan về tình trạng con mình để rồi “có bệnh thì
vái tứ phương” hao tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian vào những biện
pháp điều trị không có giá trị thực tiễn.
Nên cho các em đi học ở trường bình thường
Đứa trẻ có hội chứng tăng động, kém chú ý có thể đến lớp bình thường như
những đứa trẻ khác không? Hay vẫn nên cho đến trường bình thường nhưng
cho học một lớp riêng?
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh: Tu nghiệp về Tâm lý lâm sàng trẻ em tại
Pháp, được đào tạo về Trị liệu Hệ thống gia đình, do Đại học Catholique Louvain APSY -
Bỉ. Đã làm việc và cộng tác: Trung tâm Sức Khoẻ Tâm thần TP.HCM, Trung tâm Nghiên
cứu Tâm lý trẻ em NT.
|
ADHD là một tình trạng rối nhiễu do các em kém hay không có khả năng tập
trung chú ý vào bất cứ việc gì, kể cả việc chơi đùa với đồ chơi hay các
trẻ khác. Vì vậy, một trong những biện pháp cải thiện tình trạng này là
nên cho các em tham gia học tập tại các trường mẫu giáo, tiểu học bình
thường.
Hiện nay, khi đặt vấn đề giáo dục trẻ ADHD nói riêng và trẻ rối nhiễu
tâm lý nói chung, người ta thường có khuynh hướng đưa ra việc hình thành
các trường chuyên biệt.
Có thể nói, hình thức trường chuyên biệt hầu như không có tại các quốc
gia tiên tiến ở Tây Âu, mà chỉ là những lớp đặc biệt với 7, 8 em, tuy
học riêng một số môn nhưng vẫn nằm trong các trường bình thường và các
lớp hội nhập với tỷ lệ 3 em/18 em cho lớp mẫu giáo.
Đây là biện pháp tốt nhất để các em có thể học hỏi cách giao tiếp với
các trẻ cùng trang lứa. Các em khó có thể tiến bộ nếu học trong các
trường lớp toàn những trẻ rối nhiễu như các em.
Với những em có mức độ rối nhiễu nặng, không có khả năng học tập thì
được đưa vào các dưỡng dường, gọi là bệnh viện ban ngày (ở Pháp) chứ
không nên tách các em thành những nhóm “chuyên biệt” cho dễ dạy, mà thực
chất chỉ là những nơi giữ trẻ cho cha mẹ đi làm.
Không phải là trách nhiệm của giáo viên
Giáo viên dạy lớp học có những em bị hội chứng ADHD cần phải chú ý điều gì?
Việc các em có cải thiện được khả năng về ngôn ngữ và hành vi của mình
hay không là nhờ vào sự quan tâm với những tác động hợp lý của bố mẹ chứ
không phải là trách nhiệm của các GV tại trường học.
|
GV cần phải được đào tạo hay tập huấn về tâm lý các trẻ này, để có những
biện pháp ứng xử và tác động phù hợp. Ngoài các giờ theo học, các em có
thể tham gia các buổi trị liệu tâm vận động cũng như có những biện pháp
can thiệp sớm tại gia đình.
Việc tiếp thu những kiến thức để có thể chăm sóc giáo dục một phần nào
các trẻ ADHD cho các GV tại các trường mẫu giáo hay tiểu học là điều
không khó, miễn là các GV chịu sắp xếp thời gian theo các khoá huấn
luyện và có những giảng viên có kinh nghiệm và năng lực giảng dạy.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng việc can thiệp vẫn là công việc của các
chuyên gia (chuyên gia tâm lý và chuyên gia tâm vận động) còn người đảm
nhận phần lớn những hoạt động can thiệp chính là bố mẹ, người thân
trong môi trường gia đình.
Việc các em có cải thiện được khả năng về ngôn ngữ và hành vi của mình
hay không là nhờ vào sự quan tâm với những tác động hợp lý của bố mẹ chứ
không phải là trách nhiệm của các GV tại trường học.
Trị liệu không dùng thuốc
Ở Việt Nam, có các chuyên gia giỏi về hội chứng ADHD không? Bệnh này phải chữa thế nào?
Hiện nay, việc quan tâm đến các trẻ ADHD hay rối nhiễu tâm lý mới chỉ tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Chúng ta chưa có những chuyên gia hay đúng hơn là các nhóm chuyên viên
bao gồm 6 lĩnh vực là : Bác sĩ tâm thần nhi, chuyên viên tâm lý trẻ em,
chuyên viên tâm vận động, chuyên viên về ngôn ngữ, GV đặc biệt và nhân
viên xã hội để cùng nhau phối hợp với những kế hoạch can thiệp có hiệu
quả.
Chúng ta mới chỉ có hai nhân tố là chuyên viên tâm lý cùng với GV đặc
biệt. Kết quả là chuyên viên hay bác sĩ tâm lý chỉ làm một việc là chẩn
đoán, sau đó là phần việc của người GV tại các trường lớp hay trung tâm
chuyên biệt. Vai trò chủ chốt là các chuyên viên khác cùng với bố mẹ các
em thì chưa được coi trọng!
Việc can thiệp chỉ là những tác động về phương diện giáo dục và một số
biện pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp can thiệp tâm vận động
(psychomotricité) kéo dài trong một thời gian từ 3 – 5 năm.
Xin cảm ơn anh về những thông tin này.
Với tình trạng ADHD, trước đây, các nước
Tây Âu đã sử dụng một số thuốc để điều trị vì vào cuối thập niên 1980,
ADHD được mô tả như là một chứng bệnh rối loạn thần kinh và các bác sĩ
đã sử dụng các loại thuốc như Ritalin, metadate, focalin, adderall…còn
gọi là “thuốc vâng lời” để điều trị đại trà. Đó là những loại thuốc gốc
methyphenidate hay amphetamine được xếp vào nhóm thuốc gây nghiện. |
Khi dùng các loại thuốc này, trẻ trở nên dễ bảo hơn, ít nghịch ngợm và
có khả năng biết vui buồn …Nhưng sau một thời gian được sử dụng rộng
rãi, các loại thuốc này đã bắt đầu có thấy hậu quả khi một cậu bé 10
tuổi tại Winconsin (Mỹ) sau khi dùng thuốc trong vòng 5 năm, đã trở nên ù
lì, mọi khả năng suy nghĩ hay giải trí đều bị huỷ hoại và lệ thuộc hoàn
toàn vào thuốc. |
Một cô bé 11 tuổi ở Ohio đã qua đời vì truỵ tim mạch sau vài năm dùng
thuốc Ritalin, phẫu thuật pháp ý cho thấy các mạch máu của em có dấu
hiệu giống như mạch máu của các con nghiện cocain. |
Nguồn http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/14034/cu-100-tre-thi-co-10---30-be-tang-dong.html