Đánh con có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng. Khi bạn có ý định đánh con,
bạn là kẻ ngược đãi con cái. Tôi không có ý nói việc trừng phạt con cái
như thế là hành hạ con. Hoàn toàn không. Nhưng tôi muốn nói là bạn sẽ
không hành hạ con cái nếu bạn không cho phép mình có ý nghĩ là phải đánh
con.....
Bạn suy nghĩ như thế nào với 3 lí do sau: |
|
1. Đánh con là sai. Đấy là lý do chí lý nhất. Nhưng nếu bạn chưa tin, mời bạn đọc tiếp lý do 2 và 3.
2. Đánh con có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng. Khi bạn có ý định đánh
con, bạn là kẻ ngược đãi con cái. Tôi không có ý nói việc trừng phạt con
cái như thế là hành hạ con. Hoàn toàn không. Nhưng tôi muốn nói là bạn
sẽ không hành hạ con cái nếu bạn không cho phép mình có ý nghĩ là phải
đánh con. Có thể chỉ một lần mất bình tĩnh mà bạn đã đánh đập con để vô
tình gây ra sự tổn hại suốt đời. Giả sử vào một buổi chiều hè oi ả, sau
một ngày làm việc gặp những chuyện không đâu ở cơ quan; bạn về nhà và
thấy mình gặp toàn chuyện khó chịu với đứa con năm tuổi, nhất là lúc ăn
cơm tối, nó làm vỡ cái đĩa như thể cố tình. Bạn thấy máu mình sôi lên
khiến bạn không còn bình tĩnh được nữa, bạn chẳng còn cách nào ngoài
việc phải đập cho thằng bé một trận… Để rồi một vài lần như vậy, bạn trở
thành người có thói quen đánh con, và trút tâm trạng chán nản ấy lên
đứa con của mình, dần dần biến mình thành con người khác, một con người
dễ dàng đánh con, không chỉ những lúc bực bội, gặp chuyện, mà hầu như
bất kỳ lúc nào. Còn nếu không đánh con thì bạn cũng hết đá cái này lại
đập cái kia, hết gây sự với người này lại cự nự với người khác, làm như
không thể sửa chữa, kiềm hãm được nữa… Tôi đã từng phỏng vấn nhiều
người, những con người nhớ lại có thời cha mẹ họ “mất hẳn sự bình tĩnh”
và thường đánh đập họ luôn; họ nhớ là đã có lúc họ mất niềm tin vào cha
mẹ của họ.
Quả thật việc đánh đập con là hành động không xứng đáng.
3. Đánh con cái chẳng mang lại kết quả gì. Đấy là điều mỉa mai trong
những điều đáng mỉa mai. Hành động đánh con của cha mẹ chỉ làm con cái
bị tổn thương; nó làm nhục con cái và gây đau thể xác của chúng; nhưng
nó đâu giúp chúng hết hung hăng, mà có thể khi còn làm cho chúng hung
hăng thêm. Chính vì thế, một khi cha mẹ hay thầy cô giáo chỉ dựa vào đòn
roi, họ thường không chú ý tới việc phát triển ở trẻ những khả năng
kiềm chế nội tại mà chúng cần. Về thực chất, việc đánh trẻ là điều mà
cha mẹ và thầy cô dễ lựa chọn. Nhưng nếu có trách nhiệm thì cha mẹ cần
sự kiên trì hơn và sáng tạo hơn trong việc lựa chọn. Đừng bao giờ đánh
đập con cái.
Có trách nhiệm với con cái. Hãy thiết lập sự hiện diện uy quyền trong
đời sống của con cái. Trong khi tán thành việc không đánh đập con cái,
tôi còn muốn nói rằng những người có trách nhiệm với trẻ phải làm sao để
trẻ biết rằng người lớn hiện diện có trách nhiệm.
Một khi bạn làm cho con cái biết rằng bạn có trách nhiệm với chúng và
tạo được uy quyền nơi chúng, vấn đề không còn là việc bạn phải lớn tiếng
thế nào, mà là bạn phải nói thế nào những điều bạn cần nói. Bạn có thể
nói ra điều bạn muốn nói không? Bạn có tôn trọng người mà bạn muốn nói
với hay không? Những điều này là bí quyết chân tình và tôn trọng. Và còn
điều thứ ba nữa, đó là “những người có trách nhiệm”, điều để tạo nên
niềm tin. Bạn phải tin rằng bạn là người dành cho công việc. Bạn không
cần nghĩ rằng bạn là người toàn hảo về mọi mặt, nhưng bạn phải tin rằng
bạn có lý trước những gì bạn đang thực hiện. Tin tưởng, chân tình, và
tôn trọng; đó là ba thành phần thể hiện là bạn có trách nhiệm. Chính nhờ
những yếu tố này mà cha mẹ hay thầy cô tạo được ảnh hưởng hiệu quả nơi
con em của họ.
Những cha mẹ và thầy cô ấy là những người có trách nhiệm. Họ chẳng cần
nói về tình yêu của họ nhưng lúc nào họ cũng tỏ ra yêu thương. Họ có
được sự trầm tĩnh giúp trẻ được nguôi ngoai, và họ có sinh lực để lôi
cuốn chúng.
Điều này không phải ai cũng có được; nhưng có điều, ai cũng có thể tập
luyện được để trở thành những con người biết làm việc có hiệu quả và có
trách nhiệm.
Gia tăng sự trợ giúp chứ đừng lo lắng giải quyết vấn đề một mình. Những
trợ giúp có thể đến từ nhiều nơi - từ ông bà, từ cha mẹ đỡ đầu, từ thầy
cô, từ các cha mẹ khác, từ một người anh em lớn tuổi, từ bạn bè. Bất cứ
khi nào bạn cần giải quyết vấn đề của con cái bạn, bạn có thể đến với
họ. Hãy nhớ là bạn sống trong một cộng đồng nên chẳng việc gì bạn phải
lo lắng giải quyết vấn đề một mình. Đấy cũng chính là một trong những
nguyên tắc tối cần cho các bậc cha mẹ: Đừng bao giờ lo lắng giải quyết
vấn đề một mình.
Trung tâm Tâm lý học Lâm sàng - Viện Tâm lý học
37 Kim Mã Thượng, quận Ba Đình- Hà Nội
ĐT đăng ký tham vấn: 04.3762.39.41 (trong giờ hành chính)
Sưu tầm
Đỗ Thị Lệ Hằng và Lê Thị Thu Hiền
http://www.tamly.com.vn/home/?act=News-Detail-s-6-639-Ba_li_do_khong_nen_danh_dap_con_cai.html