NT Foundation - RỐI NHIỄU TÂM LÝ SAU 2 NĂM VẮNG MẸ
 
 
Lượt truy cập: 12539186
 
 
RỐI NHIỄU TÂM LÝ SAU 2 NĂM VẮNG MẸ
 

Từ 1989, N - T bắt đầu tiến hành việc khám chữa một số trẻ em có những rối nhiễu tâm lý. Các hồ sơ được ghi chép nay tập hợp lại làm tư liệu "sống" cho những ai muốn nghiên cứu tư liệu trẻ em.

 

Hai bố mẹ (trí thức trẻ) dẫn một em bé gái 3 tuổi đến hỏi: Từ mấy hôm nay cháu có tật nháy mắt suốt ngày, đi bệnh viện khám kỹ, bác sỹ bảo chỉ là cái "tíc" đơn giản, bố mẹ cứ yên tâm! Tôi khám thấy một đứa trẻ khỏe mạnh, cởi mở, vui tính! Không có dấu hiệu bệnh lý nào khác là em nháy mắt không ngừng. Về y khoa tôi cũng đồng ý với bác sỹ bệnh viện. Nhưng lại thấy rõ phía bố mẹ thì chưa thật yên tâm. Tôi hiểu một bác sỹ, loại "tíc" này không chữa rồi cũng lành vì không có thương tổn gì rõ rệt, nhưng với một cặp bố mẹ có một đứa con xinh xắn, mà triển vọng sẽ là con một, bất kỳ hiện tượng nào xẩy ra với đứa con quý báu đều quan trọng, vài câu trấn an của bác sỹ không đủ làm cho yên tâm. Đây là một cặp trí thức, có được nghe một lý giải nào đó chấp nhận được mới có câu: Có cần cho khám điện não đồ không? Có nên cho châm cứu không? Dựa vào đâu để giải đáp 2 câu hỏi ấy?

Kể ra tôi có thể bảo: Nếu không có gì khó khăn cứ thử làm điện não đồ xem, và thử châm cứu xem. Tôi biết trước là điện não đồ sẽ không đem lại gì hơn, và châm cứu hay không rồi sau một thời gian tic sẽ biến mất. Nhưng bảo vậy tôi sẽ trốn trách nhiệm, phủi tay, làm cho mình yên tâm hơn và giúp ích đứa bé và gia đình. Để từ chối khuyên bảo không nên làm một xét nghiệm, không nên chữa trị một chứng bệnh nào đó nhiều khi đòi hỏi người thầy thuốc một thái độ không dễ dãi với mình. Lỡ ra, đi làm điện não đồ mà phát hiện ra một dấu hiệu bệnh lý thì sao? Trong y khoa không bao giờ có gì là chắc chắn 100% trường hợp sẽ xẩy ra như trong sách vở. Vì vậy tôi phải tìm ra một nguyên do xác đáng để lý giải chứng tíc kia, để có cơ sở mà giải đáp 2 câu hỏi của bố mẹ em bé, làm cho họ yên tâm.

Khám y khoa kỹ lưỡng, nhưng không ngừng ở đấy. Còn phải nhìn toàn diện, đặc biệt tìm hiểu xem trong cuộc sống của em bé trong thời gian qua có xẩy ra sự cố gì đáng chú ý không? Về mặt này không có máy móc nào, xét nghiệm nào khác ngoài việc biết hỏi chuyện bố mẹ. Nhưng hỏi về hướng nào? Trước khi em bé sinh tật nháy mắt, có thể xảy ra sự kiện này, sự kiện khác, xem tivi thấy gì dễ sợ, bị bạn cấu xé hay chó mèo cắn đuôi, ngã đau,... nên chú ý điểm nào?

Thực ra trong khi hỏi bố mẹ, tôi đã sẵn có quan điểm về những nguyên nhân có khả năng gây ra chứng tíc để lựa chọn định hướng mà hỏi. Đó là luận điểm về tác động qua lại giữa bố mẹ và con cái, sự tương tác ấy chi phối sâu sắc mọi hành vi của trẻ em. Tôi hỏi: Trong thời gian qua giữa hai ông bà và cháu, có xảy ra việc gì không? Ông bố bảo: Mẹ nó mới ở nước ngoài về sau một năm đi công tác.

Nắm được manh mối này tôi hỏi tiếp:

- Trong thời gian mẹ đi vắng cháu ở với ai?

- Ban ngày ở với bà, chiều bố đi làm về chăm sóc nó.

- Tối ngủ với ai?

- Ngủ với bố. Thích bố kể chuyện, xoa lưng mới chịu ngủ.

- Có phải hôm mẹ về, anh chị cho nó ngủ với mẹ không?

- Đúng thế. Mẹ nó đi cả năm, nay về chỉ muốn quấn lấy con.

Tôi bèn giải thích cho hai người: anh chị quên rằng với một em bé 2 tuổi sau một năm vắng mặt, mẹ đã phần nào trở thành người xa lạ, sau một năm ngủ với bố, quen được bố ôm ấp, xoa lưng, kể chuyện, quen hơi của bố, nay không phải "được" ngủ với mẹ như anh chị nghĩ mà "phải" ngủ với mẹ. Mẹ về, gặp lại mẹ, mẹ cho quà, ôm ấp hôn hít cũng mừng, nhưng không được ngủ với bố nữa, quả là đau khổ. Anh chị nên để dần dần cháu làm quen lại với mẹ, cho nó ngủ ít hôm giữa bố mẹ, chứ không phải ngay hôm đầu, tách nó hẳn khỏi bố. Làm như vậy nó cảm thấy là bị bố bỏ rơi, trừng phạt. Nó nói lên không được, nó phản ứng bằng cách nháy mắt.

Hai bố mẹ về làm theo lời khuyên ấy, ít hôm, em bé hết nháy mắt.

(Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - Trích Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam, trang 69-72, Nhà xuất bản Y học, 1999).

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • Tìm hiểu lâm sàng và các yếu tố tâm lý trong chứng máy giật cơ (Tic) ở trẻ em
  • Các biểu hiện nhiễu tâm ở trẻ em hiện nay
  • Các biểu hiện nhiễu tâm ở trẻ em hiện nay (tiếp theo)
  • Các biểu hiện nhiễu tâm ở trẻ em hiện nay (tiếp theo)
  • Các biểu hiện nhiễu tâm ở trẻ em hiện nay (tiếp theo)
  • Các biểu hiện nhiễu tâm ở trẻ em hiện nay (tiếp theo)
  • Các biểu hiện nhiễu tâm ở trẻ em hiện nay (tiếp theo và hết)
  • Trẻ em cũng bị trầm cảm
  • các rối nhiễu tâm lý
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • TRẦM NHƯỢC Ở TRẺ EM
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...