Lý Tự Trọng là một trong những người ĐVTNCSS đầu tiên của nước ta. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của anh tuy ngắn nhưng xứng đáng là tấm gương sáng cho thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo. Anh sinh ngày 20/10/1914 trong một gia đình gồm 7 anh chị em.
Lý Tự Trọng có tên thật là Lê Hữu Trọng. Bố anh là cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt) sống ở làng Việt Xuyên huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một vùng quê quanh năm nghèo đói và không chịu nổi sự áp bức bóc lột, cụ Lê Khoan đã cùng một số bà con trong làng bỏ sang Thái Lan để kiếm kế sinh nhai. Với động cơ yêu nước, trong một lần đánh Đồn lính Pháp ở biên giới Thái - Lào cụ bị nhà cầm quyền Thái Lan bắt giam. Ra tù cụ đến trại Cày ở bản May, tỉnh Na Khom thuộc khu đông bắc Thái Lan và xây dựng gia đình với cụ bà là Lê Thị Sờm con một gia đình Việt Kiều cùng quê. Và cũng từ trong mái ấm gia đình này người con trai Lê Hữu Trọng đã ra đời. Lúc Lê Hữu Trọng ra đời bản May đang là nơi đón tiếp các thanh niên yêu nước Nghệ Tĩnh sang Thái Lan hoạt động cách mạng. Gia đinh của Trọng là một trong những cơ sở cách mạng Việt Nam ở Thái Lan, đây cũng là nơi nuôi dưỡng cán bộ và là trường Quốc Ngữ của Hội Việt Kiều. Ngay từ nhỏ Lý Tự Trọng đã tỏ ra là một người sớm hiểu biết, có khả năng học tốt các môn ngoại ngữ như tiếng Thái, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga. Trong những năm chung sống cùng gia đình, Lý Tự Trọng đã bao lần phát khóc khi được nghe cha mẹ cùng các chiến sỹ cách mạng kể về nỗi cực khổ mà người dân An Nam phải ghánh chịu, dưới chế độ cai trị của Thực dân Pháp, và anh cũng tỏ thái độ rất tự hào khi được biết truyền thống đấu tranh bất khuất chống kẻ thù xâm lược của dân tộc ta.
Cuối năm 1926 khi Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội phái cán bộ sang xây dựng cơ sở Hội trong việt kiều Thái Lan. Lê Hữu Trọng là một trong 2 thiếu niên Na Khom được đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tập, chưa đến tuổi 14 nhưng ở Trọng đã toát ra một vẻ tự tin, hiếm có, sang Quảng Châu Trọng được đồng chí Nguyễn ái Quốc đưa vào nhóm "Thiếu niên Tiền phong Việt Nam" một hình thức tổ chức thiếu niên cộng sản đầu tiên ở nước ta. Để thuận lợi cho việc hoạt động, dễ dàng bịt mắt kẻ thù, Lê Hữu Trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đổi tên thành Lý Tự Trọng (cùng vói Lý Thuỵ - tên bí mật của đồng chí Nguyễn ái Quốc). Lý Tự Trọng và các thành viên trong nhóm "Thiếu niên Tiền phong Việt Nam" được Nguyễn ái Quốc tổ chức cho thấy nỗi nhục của mất nước, nỗi lầm than của người dân nô lệ. Vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước, Lý Tự Trọng tiếp thu rất nhanh tư tưởng cách mạng của đồng chí Nguyễn ái Quốc, sau một thời gian học tập, hoạt động trong nhóm "Thiếu niên Tiền phong Việt Nam" Lý Tự Trọng được Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội gửi vào học ở trường Tôn Trung Sơn. Từ đây anh được đưa về làm liên lạc cho cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hoọi ở Quảng Châu.
Lý Tự Trọng đã góp phần tích cực vào việc giao liên giữa Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội với các cán bộ cách mạng Việt Nam và Trung Quốc hoạt động ở Thành phố Quảng Châu và tỉnh Quảng Đông. Anh thường mang các thư từ, tài liệu của Tổng bộ từ Quảng Châu ra Cửu Long để gửi về nước.
Giữa năm 1928 Chính phủ Quốc dân Đảng bị khủng bố, cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội được dời ra Hương Cảng. Để tếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao Lý Tự Trọng xin vào làm công nhân khuân vác ở bến tàu.
Sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tháng 5/1929 Lý Tự Trọng được đoàn thể cho về nước tham gia công tác vận động thanh niên để tiến tới thành lập Đoàn TNCS (Lý Tự Trọng là người đầu tiên được giao nhiệm vụ xây dựng Đoàn TNCS ở (Sài Gòn - Chợ Lớn). Bên cạnh việc vận động để thành lập Đoàn TNCS Lý Tự Trọng còn làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kỳ và Trung ương. Ngoài ra Lý Tự Trọng phải đảm nhận trách nhiệm giữ mối liên lạc giữa Đảng ta với một số nước anh em. Trong công tác liên lạc Lý Tự Trọng gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm bởi bọn mật thám suốt ngày lùng sục, nhưng nhờ tài trí thông minh Lý Tự Trọng đã vượt qua được tất cả, đưa tài liệu đến nơi, đến chốn, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Mặc dầu công việc của Đảng giao phó hết sức nặng nề nhưng hàng ngày anh vẫn dành cho mình một khoảng thời gian để đọc thêm sách, báo mở tầm hiểu biết. Anh làm việc không biết mệt mỏi và luôn tràn đầy tính lạc quan, một mực tin tưởng với lý tưởng cách mạng của mình.
Chớp thời cơ thuận lợi: Nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng. Trung ương tổ chức một đợt tuyên truyền tố cáo tội ác giả man của thực dân Pháp thông qua đó để đề ra một số yêu sách như đời quyền sống, quyền tự do cho các chiến sỹ cách mạng đang bị giam cầm trong nhà lao. Ngày 8/2/1931 lợi dụng lúc nhân dân thành phố Sài Gòn đi xem bóng đá ở sân vận động Laraaynhie ra về những chiến sỹ cách mạng đã hoà vào dòng người tung truyền đơn và cờ búa liềm kêu gọi quần chúng giác ngộ cách mạng. Tại ngã tư đường Tarâynhi và đường Lơgăngđơlaliray các chiến sỹ cách mạng đã tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng, cờ đỏ búa liềm dương cao. Một chiến sỹ cách mạng đã đứng lên diễn thuyết, vạch rõ cho quần chúng hiểu được sự tàn bạo của chế độ thực dân, nổi cực khổ của người dân mất nước, và kêu gọi quần chúng hãy hăng hái đòi quyền lợi, hàng ngày tích cực tham gia phong trào yêu nước, đánh đổ thực dân. Cuộc mít tinh mỗi lúc một đông, một quãng đường dài bị tắc nghẽn, quần chúng nô nức ủng hộ các chiến sỹ cách mạng. Giữa lúc ấy tên thanh tra mật thám lơrăng và bọn cảnh sát đi cùng đã ập tới bắt người chiến sỹ đang diễn thuyết. Trong tình thế đó không có cách nào hơn Lý Tự Trọng đã phải dùng súng lục bắn liền 2 phát, tên thanh tra mật thám ngã gục trong vũng máu. Bị vây hãm ráo riết, không tháo được Lý Tự Trọng đã bị bắt, thực dân Pháp đã đưa anh về giam ở Bốt Catina (Sài Gòn).
Nguồn internet
Đăng tin babyhvq
Thêm yêu thích (415) |
Trích dẫn nội dung trên site của bạn | Xem: 5684