NT Foundation - Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
 
 
Lượt truy cập: 13184666
 
 
Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
Phòng Tư vấn Tâm lý - Y học Trung tâm N-T

 

Sau đây là một số loại rối nhiễu tâm lý ở các mức độ khác nhau mà Trung tâm N-T đã góp phần chăm chữa trong 18 năm qua:

· Nhóm 1: Rối nhiễu về học tập

- Vụng đọc, vụng viết;

- Khả năng tập trung, chú ý giảm hoặc kém;

- Chán học, không hứng thú trong học tập, không chấp hành nội quy học tập...;

- Học sút;

- Học kém;

- ...

 

· Nhóm 2: Rối nhiễu tâm thể

- Rối nhiễu giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ, hay thức giấc giữa đêm, ác mộng, ngủ nhiều, lạm dụng thuốc ngủ...

- Rối nhiễu bài tiết: đái dầm, ỉa đùn...

- Rối nhiễu tiêu hóa: biếng ăn, chán ăn, ăn nhiều quá mức... Đi kèm với rối nhiễu tiêu hóa là các biểu hiện sút cân, tăng cân, béo phì...

- Những hành vi lặp đi lặp lại (tic): nháy mắt, lắc đầu, giật ngón tay, hay khụt khịt mũi...

- ...

· Nhóm 3: Rối nhiễu nhân cách

- Một số nét (dấu hiệu) tự kỷ:

+ Thu mình, ngại tiếp xúc với những người xung quanh;

+ Thường chơi một mình, không đòi hỏi, không la hét khóc lóc, khiến nhiều người tưởng là con ngoan;

+ Không chịu nói hoặc chỉ nói được vài từ rời rạc khi đã đến tuổi biết nói;

+ Trước đây đã từng biết nói nhưng tự nhiên không nói nữa;

+ Nói quá nhiều nhưng không biết trả lời mà chỉ nhắc lại lời của người khác;

+ Hay nhắc lại lời trong các băng đĩa hoặc các chương trình quảng cáo;

- Tự kỷ.

- Lo hãi, ám sợ: sợ trường học, sợ đám đông, sợ vật lạ, bóng tối, sợ độ cao, sợ nước, sợ đi xe máy/ôtô...;

- Ức chế, trầm cảm, thường có vẻ ngoài "hiền lành", luôn luôn "nhường nhịn" bạn bè;

- Các biểu hiện suy nhược, uể oải kéo dài, hay giật mình, hay cáu kỉnh, suy giảm ý chí, nghị lực, biểu hiện lười biếng;

- Ngại giao tiếp, dễ tự ái;

- Những biểu hiện tự hủy hoại bản thân: tự làm tổn thương cơ thể;

- Có mưu toan tự sát;

- Mút tay, cắn móng tay, nhổ tóc, hay vê vạt áo, hay rửa tay, rửa mặt, nghịch phân;

- Các biểu hiện kiêu căng, kiêu ngạo, tự cao tự đại, hoang phí (phung phí của cải, tiền bạc trong khi không cần thiết);

- ...

· Nhóm 4: Rối nhiễu ngôn ngữ

- Nói ngọng, nói lắp;

- Nói không rõ lời, nói khó khăn, thường hay nói thầm hoặc nói quá nhỏ;

- Chậm nói so với lứa tuổi;

- Nói ngược (đảo chủ ngữ);

- ...

· Nhóm 5: Rối nhiễu vận động

- Chậm đi;

- Vận động khó khăn;

- Vận động vụng về;

- ...

· Nhóm 6: Rối nhiễu hành vi

- Hiếu động quá mức, hay chạy nhảy la hét, quá nghịch, không có cảm giác nguy hiểm;

- Các biểu hiện không vâng lời, chống đối, ngoan cố, hay nói tục...;

- Hung tính, hay đánh bạn, hành vi hung hãn, không hòa nhập được trong môi trường học đường;

- Ăn cắp (tiền, đồ vật), nói dối, bỏ nhà, trốn học, đánh bạc, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường...;

- ...

· Nhóm 7: Rối nhiễu về giới tính

- Tự kích dục, thủ dâm;

- Ứng xử như người khác giới;

- Khó khăn trong ứng xử với người khác giới;

- ...

Theo nghiên cứu của NT thì tình trạng rối nhiễu tâm lý trẻ em hay mắc phải nằm trong độ tuổi nào? Đâu là những lý do dẫn đến rối loạn, tổn thương tâm lý ở trẻ (qua những cas cụ thể mà NT đã điều trị)?

- Theo những nghiên cứu của Trung tâm NT trong suốt 18 năm qua thì rối nhiễu tâm lý trẻ em xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Từ những năm 2000 trở về trước, độ tuổi mà các bậc phụ huynh bắt đầu quan tâm đưa con đến gặp các nhà chuyên môn để được chăm chữa các rối nhiễu tâm lý thường là cuối tuổi mẫu giáo, đầu tuổi tiểu học, khi họ thấy con em mình gặp những khó khăn liên quan đến học tập và hòa nhập vào đời sống nhà trường. Từ năm 2000 lại đây, nhờ những hình thức phổ biến kiến thức đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng về tâm lý, giáo dục trẻ em, các bậc phụ huynh phát hiện ra những khó khăn của con em sớm hơn trước để đưa các em đến Trung tâm N-T. Trong những năm qua, bên cạnh các em có độ tuổi lớn, chúng tôi đón nhận ngày càng nhiều các em nhỏ từ 1 tuổi đến 3 tuổi vì những lý do như chậm nói, biếng ăn, hung tính, quá hiếu động, ức chế, quá "hiền lành", thích chơi một mình, hay có những dấu hiệu tự kỷ...

Về nguyên nhân dẫn đến thương tổn tâm lý trẻ em đang là một vấn đề cuốn hút sự tham gia nghiên cứu của các chuyên gia liên ngành từ nhiều góc độ khác nhau như thần kinh, di truyền, quan hệ sớm mẹ con, những sự kiện gây sang chấn trong gia đình, những biến động của xã hội, cách chăm sóc, giáo dục con em theo lối áp đặt (như ép ăn, ép học)... Các rối nhiễu tâm lý thường là do nhiều yếu tố tác động đồng thời, đan xen vào nhau.

Xin ông cho biết ảnh hưởng của việc rối nhiễu tâm lý đến những vấn đề: Sức khoẻ, tinh thần, học tập và nhân cách sau này của trẻ?

- Về những hậu quả của rối nhiễu tâm lý trẻ em, có rất nhiều người đã rung hồi chuông báo động. Từ rối nhiễu tâm lý có thể dẫn đến những khủng hoảng tinh thần, đến trạng thái chán ăn, chán học, đến xu hướng trầm nhược muốn hủy hoại bản thân hoặc đến kiểu nhân cách chống đối xã hội. Dưới góc độ sức khỏe tâm trí, chúng ta đã biết đến những chứng bệnh tâm thể, có biểu hiện bề ngoài rất giống các bệnh thực thể nhưng lại có căn nguyên sâu xa từ các rối nhiễu tâm lý không được chăm chữa kịp thời.

Tình trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ em có lặp đi lặp lại hay không? (Chẳng hạn trong trường hợp đã được chữa khỏi bệnh, nhưng một thời gian sau lại bị một chấn động về tâm lý thì đứa trẻ ấy có bị tiếp tục mắc bệnh rối nhiễu tâm lý hay không?)

- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể quan sát thấy sự tái phát một số triệu chứng về rối nhiễu tâm lý trẻ em sau một thời gian tiến triển theo chiều hướng tích cực và ổn định. Đây là một khó khăn mang tính đặc thù trong việc chăm chữa các rối nhiễu tâm lý, vì hai lý do: Một là khái niệm chữa khỏi đối với các rối nhiễu tâm lý là một khái niệm rất tương đối, vì chúng thường có nhiều căn nguyên sâu xa, khó có thể giải quyết được triệt để cùng một lúc tất cả các căn nguyên gây rối nhiễu. Trong khá nhiều trường hợp cụ thể, các nhà chuyên môn không dám mơ làm tiêu tan triệu chứng bằng mọi giá mà chỉ dám đặt ra một mục đích rất khiêm tốn là giúp cho thân chủ sống hài hòa hơn với triệu chứng của mình, vì trong thực tế đã có những trường hợp triệu chứng này mất đi, thân chủ lại gặp phải triệu chứng khác trầm trọng hơn. Lý do thứ hai là nếu như với các chứng bệnh thực thể chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc nhận biết và kiểm soát các tác nhân làm cho căn bệnh tái phát thì với các chứng bệnh liên quan đến rối nhiễu tâm lý, điều này không dễ gì thực hiện. Với những em đã được chăm chữa rồi, nhưng những điều kiện của môi trường sống vẫn không hề thay đổi, những tác nhân gây sang chấn bất ngờ vẫn còn tiềm ẩn thì việc trợ giúp của các nhà chuyên môn vẫn luôn luôn là cần thiết để phòng ngừa khả năng tái phát các rối nhiễu tâm lý.

Trong trường hợp con mình bị lâm vào tình trạng rối nhiễu tâm lý, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và những người thân cần phải làm gì?

- Khi phát hiện ra con mình có rối nhiễu tâm lý, các bậc cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở thăm khám, trị liệu tâm lý giáo dục gần nhất để các em được chăm chữa kịp thời.

Các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và những người thân cần tiếp tục quan sát, phát hiện thêm những biểu hiện khó khăn của trẻ để cung cấp thêm thông tin và hợp tác với các nhà chuyên môn trong việc chẩn đoán, nhận dạng rối nhiễu tâm lý của trẻ.

Các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và những người thân có thể gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia để được tư vấn về cách thức tiếp xúc, giáo dục, hỗ trợ về tâm lý cho trẻ, vì đối với các em bị rối nhiễu tâm lý cần có những cách tiếp cận, giúp đỡ đặc biệt, khác với những kinh nghiệm thông thường.

Để phòng ngừa tổn thương tinh thần ở trẻ, chăm sóc sức khỏe tâm lý cho các em, gia đình và cộng đồng phải làm gì?

- Các bậc phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu rối nhiễu tâm lý ở con em mình để tìm gặp các nhà chuyên môn xin tư vấn và để chăm chữa kịp thời cho các em. Những nghiên cứu về các vụ tự sát và những hành vi hung tính, bạo lực của trẻ em trong gia đình cho thấy trước đây, một số người thân đã bắt gặp những dấu hiệu bất thường, như có em trầm nhược, ngồi thẫn thờ một mình hàng giờ, có em không muốn đi ra ngoài, không muốn nói chuyện với bố mẹ, có em lên cơn kích động khóc cười vô cớ, có em đã từng đánh chết các con vật nuôi trong nhà một cách tàn nhẫn,... trước khi gây ra những bi kịch thương tâm cho bản thân hay cho người khác. Rất tiếc là những dấu hiệu như vậy thường chỉ được đưa ra khi mọi người cùng bàn về "những sự đã rồi", chứ không được xem xét như là những dấu hiệu có nguy cơ cao để kịp thời tìm kiếm các giải pháp ngăn ngừa bi kịch một cách hữu hiệu. Và cũng đáng tiếc là mạng lưới các tổ chức tư vấn, trị liệu tâm lý giáo dục ở các trường học và các cộng đồng dân cư của chúng ta vẫn còn quá mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu của các thân chủ có rối nhiễu tâm lý ngày càng tăng. Đã đến lúc cần có một mạng lưới các cơ quan tư vấn và chăm chữa các rối nhiễu tâm lý trẻ em phủ kín các trường học và các cộng đồng dân cư và cần có một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các bậc cha mẹ với các nhà chuyên môn để có thể phát hiện được sớm nhất các biểu hiện rối nhiễu tâm lý và kịp thời giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn ban đầu, không để cho rối nhiễu thành bệnh lý rồi mới can thiệp.

Trung tâm N-T đã điều trị cho bao nhiêu trường hợp rối nhiễu tâm lý ở trẻ em mỗi năm? Số lượng trẻ em bị rối nhiễu tâm lý ngày càng tăng hay giảm? Phương pháp điều trị cơ bản về rối nhiễu tâm lý ở trẻ em của N-T?

- Số lượng trẻ em có rối nhiễu tâm lý đến chăm chữa ở Trung tâm N-T ngày càng tăng. Chỉ riêng năm 2006, N-T đã đón nhận 204 em có rối nhiễu tâm lý với 2772 buổi trị liệu và chăm chữa.

Phương thức hoạt động của N-T là phối hợp giữa các nhà chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau như tâm lý, giáo dục, nhi khoa, tâm thần nhi trong Trung tâm và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Trung tâm N-T với các cơ sở y tế và chăm sóc trẻ em trong cộng đồng. Trước khi đón nhận các em vào chăm chữa về rối nhiễu tâm lý, chúng tôi dành công việc đầu tiên cho các nhà chuyên môn về thực thể tiến hành các thăm khám, xét nghiệm về y học để có thể loại trừ nguyên nhân về thực thể hoặc để xác định mức độ can dự của yếu tố thực thể trong từng ca rối nhiễu tâm lý. Sau đó là công việc quan sát thân chủ và trao đổi cùng gia đình, cùng các thầy cô giáo về những quan sát của họ trên thân chủ trong hai môi trường quan trọng này để cùng nhận dạng, chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân và xây dựng giả thuyết cho từng ca rối nhiễu. Tiếp theo là các hoạt động trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm được chỉ định cho từng em dựa trên các kết quả quan sát, chẩn đoán. Ở Trung tâm N-T, thường có các loại hình trị liệu như Trị liệu tâm lý, tâm vận động, trị liệu ngôn ngữ, giáo dục đặc biệt, trị liệu nhóm thông qua các hoạt động như âm nhạc, tâm kịch...

Với những trẻ nhỏ chưa biết nói, các hình thức giúp trẻ bộc lộ và giải tỏa những xung đột nội tâm qua các vận động của cơ thể, qua tranh vẽ, qua các trò chơi thường được sử dụng nhiều. Với những trẻ đã biết nói, ngoài những hình thức trên, các hình thức trị liệu bằng lời, bằng tâm kịch, bằng các hoạt động múa hát, kể chuyện, trao đổi theo nhóm cũng được khai thác nhằm giúp các em bộc lộ những khó khăn về cảm xúc và giải tỏa các rối nhiễu tâm lý.

Xin chân thành cảm ơn anh Minh Đức!

_____________________

Nếu quý vị có nhu cầu tư vấn hoặc giúp đỡ cho các cháu có những biểu hiện rối nhiễu tâm lý, xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Phòng tư vấn tâm lý - y học, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý và Tâm bệnh lý Trẻ em

Địa chỉ: Số 17 - Ngõ 663 - Trương Định - Quận Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại: 04 - 6422694

Thời gian: Từ 8h00 - 17h00 của tất cả các ngày trong tuần (kể cả Thứ 7 và Chủ nhật)

Hoặc liên hệ với:

Ông Nguyễn Minh Đức, Nhà Tâm lý lâm sàng trẻ em

Điện thoại: 0904 270 317

_______________________

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý vị!

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...