Nhiều trẻ, nhất là trẻ trai, không thể diễn tả được
nỗi buồn khi chúng gặp phải. Chẳng hạn, khi bạn của con bạn không tới
chơi được, con bạn có vẻ thờ thẫn, nhưng không nói lên tâm trạng
của mình được. Trẻ biết là mình đang buồn, nhưng buồn ra sao hay buồn vì
điều gì thì trẻ lại không nói lên được, không “gọi tên” được. Nếu trẻ
diễn tả được thì trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
1. Trước hết, làm sao để con bạn có thể nói đúng về nỗi buồn.
Nhiều trẻ, nhất là trẻ trai, không thể diễn tả được nỗi buồn khi chúng
gặp phải. Chẳng hạn, khi bạn của con bạn không tới chơi được, con bạn có
vẻ thờ thẫn, nhưng không nói lên tâm trạng của mình được. Trẻ biết
là mình đang buồn, nhưng buồn ra sao hay buồn vì điều gì thì trẻ lại
không nói lên được, không “gọi tên” được. Nếu trẻ diễn tả được thì em sẽ
cảm thấy dễ chịu hơn.
Ở thiếu niên và cả người lớn, những ai có những hành động bạo lực thường
bị nhược năng ngôn ngữ, vì họ không thể diễn tả tình cảm của họ bằng
lời, họ phải thay vào bằng hành động. Khả năng sử dụng từ ngữ để diễn tả
tình cảm là một trong những cách bảo vệ tốt nhất giúp trẻ tránh được
những hành động hung hãn.
Khi buồn rầu, trẻ cảm thấy quá lúng túng và bối rối nên không nói được
nỗi buồn ấy là gì. Trẻ có thể khước từ lời an ủi vì không biết mình đang
phải đương đầu với cơn buồn. Vậy khi con bạn chớm buồn, bạn nên chuyện
trò với chúng, tránh đừng để nỗi buồn ấy sâu sắc thêm và biến thành trầm
cảm.
Khi chuyện trò về nỗi buồn, con người cảm thấy dễ chịu hơn. Vì sao vậy?
Câu trả lời dường như nằm ở trung tâm đối ngẫu tinh thần/thể xác. Thật
thú vị khi nghiên cứu thấy rằng việc trò chuyện về những tình cảm đau
buồn kích hoạt một số mạch thần kinh (neuronal circuit) trong não, những
mạch thông tin với các trung tâm tình cảm của não. Bằng cách nào đó,
những lời kích thích hệ bản tính (limbic system), trung tâm điều hoà xúc
cảm, và một trạng thái dễ chịu của não xảy ra sau đó. Chúng ta biết
rằng các trung tâm ngôn ngữ của não nối nhau về phương diện cấu trúc qua
các đường thần kinh với hệ bản tính. Vì thế, nghiên cứu cho thấy rằng
ngôn ngữ giúp điều hoà cảm xúc.
Theo ý nghĩa này, ‘trò chuyện’ trở thành một loại dược phẩm hay một
phương pháp chữa trị dựa trên sinh học. Nó là một trong những cách chữa
trị cổ điển nhất của con người, và có lẽ vẫn còn rất hữu hiệu.
2. Chuyện trò từng chút một. Nói vậy không có nghĩa là
bạn phải cố gắng đưa ra một liệu pháp tâm lý, mà chỉ là trao đổi với con
cái mỗi khi thấy con buồn, để nhờ đó, việc chuyện trò có thể sản sinh
ra những chất dẫn truyền thần kinh nào đó giúp xoa dịu nỗi đau tình cảm.
3. Đừng nghĩ rằng bạn phải tìm cách “cất” nỗi buồn của con cái đi. Ngay
cả khi bạn có thể làm được thì bạn cũng không nên làm. Buồn đau là một
bộ phận của cuộc sống, và chắc hẳn bao gồm cả cuộc sống của tuổi trẻ.
Vấn đề là bạn giúp con cái có khả năng cảm nhận sự đau buồn, làm quen
với nó.
Một người bạn thân ra đi, một con vật nuôi chết, v.v… Tuổi nhỏ cũng đầy
những đau buồn. Có điều cha mẹ thường quên mất những đau buồn tuổi thơ
của mình nên thường cho rằng tuổi nhỏ có gì mà phải đau buồn. Chính vì
thế chúng ta thiếu đi sự thông cảm, chia sẻ, mà chỉ tìm cách bảo vệ con
cái chúng ta. Nhưng đấy chỉ là sai lầm. Con cái cần sự hướng dẫn của cha
mẹ khi trải qua những đau buồn ấy để có thể nên người và phát triển khả
năng ứng xử của mình.
4. Đứng bắt con cái phải gánh cả nỗi buồn của cha mẹ. Cha
mẹ thường vô tình chiếu nỗi buồn của mình (hay những tình cảm khác cũng
vậy) lên con cái của chúng ta. Khi bản thân chúng ta gặp chuyện buồn,
chúng ta thường bảo con của chúng ta, “Ôi, các con, các con phải cảm
thấy điều tồi tệ đang xảy ra chứ”. Đây là điều không nên chút nào.
5. Hãy trấn an con cái. Việc trấn an con cái sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều.
6. Phát triển các mối quan hệ của đại gia tộc. Kể cả
khi mọi người ở cách xa nhau, ít ra nên bảo con cái thỉnh thoảng gọi
điện thoại hỏi thăm những người trong gia tộc. Chính những người này sẽ
giúp con cái có được những tình cảm đầm ấm mà nhiều khi cha mẹ không
phải lúc nào cũng có thể làm được. Nên nhớ là ông bà, cô, dì, chú, bác,
anh chị em họ hàng với nhau là những phương thuốc chống trầm cảm rất hữu
hiệu.
7. Lưu tâm mạng lưới bạn bè của con cái. Bạn bè không
chỉ là công cụ nâng đỡ con bạn mỗi khi chúng cảm thấy buồn chán, mà còn
là chốn để bạn hiểu con bạn vào những lúc nguy nan.
8. Luôn có một ai đó mà bạn tin tưởng để khi cần bạn có thể hỏi han. Những
lúc mà cả bạn lẫn vợ (chồng) bạn vô phương kế, hay khi hai người không
đồng quan điểm với nhau, lúc ấy, một người nào đó mà bạn tin tưởng thật
là hữu ích, giúp bạn tìm ra phương cách ứng xử, giải quyết vấn đề của
con cái. Người ấy có thể là người bạn, một bậc cha mẹ khác, thầy cô,
v.v… Những người này không hẳn có thể trả lời hết mọi vấn đề của bạn
nhưng là một người chịu khó nghe bạn giãi bày, hiểu về con cái bạn.
9. Cố gắng tìm ra và cho con bạn thấy được những tiềm năng của chúng. Đấy chính là điều có sức nâng đỡ bản thân con cái những lúc con gặp chuyện buồn hoặc khi con cảm thấy chán nản.
10. Nếu con bạn quá buồn trong một thời gian dài mà bạn không hiểu nguyên do,
tốt hơn hết bạn nên tới nhà chuyên môn để được tham vấn. Trước hết bạn
có thể hỏi ý kiến bác sĩ khoa nhi, người mà khi cần có thể giới thiệu
bạn với một nhà trị liệu tâm lý hay bác sĩ tâm thần. Với những giúp đỡ
này, bạn có thể giải quyết vấn đề của con bạn có kết quả và không mất
nhiều thời gian, đồng thời tránh cho con bạn phải chịu đựng vấn đề quá
lâu và quá sức của trẻ, và tránh được cả những điều đáng tiếc có thể xảy
ra như tự vẫn, một trong những hậu quả tai hại nhất.
Trầm cảm thường là “con dã thú” thầm lặng. Trẻ em ở mọi lứa tuổi (và cả
người lớn nữa, nhất là nam giới) thường tìm cách khoả lấp và che đậy nó.
Chính vì thế chúng ta cần canh phòng nó cẩn thận.
Hãy đến với chúng tôi khi thấy con bạn có những triệu chứng trầm cảm!
Trung tâm Tâm lý học Lâm sàng - Viện Tâm lý học
37 Kim Mã Thượng, quận Ba Đình Hà Nội
ĐT đăng ký tham vấn: 04.3762.39.41 (trong giờ hành chính)
Đỗ Thị Lệ Hằng và Lê Thị Thu Hiền (ST)
http://www.tamly.com.vn/home/?act=News-Detail-s-18-613-10_loi_khuyen_giup_chua_tri_tinh_trang_buon_ba_va_chung_tram_cam.html