Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” mong muốn và suy nghĩ của trẻ: toàn tâm toàn ý lắng nghe và chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của trẻ.Nhận diện và phản hồi cảm xúc của con; Hiểu và thông cảm với cảm xúc của trẻ, tạo điều kiện để chúng tự giải quyết vấn đề của mình; Giải quyết “vấn đề gốc” chứ không phải “triệu chứng bên ngoài; Cha mẹ phải là người tạo ra sự khác biệt; Tạo dựng mối quan hệ tích cực trên cơ sở tôn trọng nhận thức của con về thế giới.
Những việc cha mẹ nên làm với con ở tuổi vị thành niên:
Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” mong muốn và suy nghĩ của trẻ: toàn tâm toàn ý lắng nghe và chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của trẻ.Nhận diện và phản hồi cảm xúc của con.
Hiểu và thông cảm với cảm xúc của trẻ, tạo điều kiện để chúng tự giải quyết vấn đề của mình.
Giải quyết “vấn đề gốc” chứ không phải “triệu chứng bên ngoài”
Cha mẹ phải là người tạo ra sự khác biệt.
Tạo dựng mối quan hệ tích cực trên cơ sở tôn trọng nhận thức của con về thế giới.
Để mọi việc thay đổi cha mẹ cần thay đổi trước.
Cha mẹ phải là người làm gương cho con
Cha mẹ cố gắng chấp nhận những thất bại của con để rồi động viên, khích lệ con phấn đấu.
Tôn trọng ý kiến của con.
Cha mẹ là người gieo mầm niềm tin tích cực cho con.
Dành thời gian cho con. Trò chuyện với con
Khuyến khích con sống có ước mơ.
Chia sẻ ước mơ và mục tiêu của mình với con.
Chia sẻ quan niệm về tình bạn, tình yêu với con.
Cha mẹ giúp con tiếp cận với cuộc sống thật, giúp con lên kế hoạch cho tương lai.
Cha mẹ chuẩn bị kế hoạch tài chính cho tương lai của con.
Những việc cha mẹ không nên làm với con ở tuổi vị thành niên
Luôn cho mình là đúng.
Luôn cho mình quyền được áp đặt con.
Không chịu lắng nghe con.
Không tôn trọng sự riêng tư của con.
Bao bọc con quá mức, không để con phát huy khả năng độc lập của mình.
Không nên so sánh con với người khác.
Không nên quá kỳ vọng vào con.
Không nên quá thờ ơ với mọi hoạt động của con.
Không cho con tiêu tiền mà không có sự kiểm soát.
Không mắng hoặc phạt con trước mặt người khác.
Không nên đổ lỗi, kết tội con
Không để ý đến cảm xúc của con mà khuyên bảo một cách giáo điều.
Không nên đáp ứng mọi đòi hỏi của con mà không có sự cân nhắc, xem xét
Nguồn http://www.tamly.com.vn/home/?act=News-Detail-s-9-561-Nhung_viec_cha_me_nen_lam_va_khong_nen_lam__voi_con_o_tuoi_vi_thanh_nien.html