Cha mẹ cần nắm bắt ngay từ những năm tháng đầu đờ. Theo các chuyên gia tâm lý, trong những năm tháng đầu đời, trẻ có những cột mốc phát triển rất quan trọng về khả năng nhận thức mà ba mẹ không thể bỏ qua.
1-3 tuổi: Giai đoạn phát triển tột đỉnh khả năng nhận thức của trẻ.
Bác sĩ Thái Thanh Thủy, trưởng khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: “Nghiên cứu khoa học cho thấy, từ 1-3 tuổi, đặc biệt thời điểm 18 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng nhất cho việc phát triển khả năng nhận thức của trẻ”.
Đến 12 tháng, thị giác của bé rất tinh, bé bắt đầu quan tâm đến mọi thứ và hiếm khi bỏ qua điều gì. Sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ thể hiện thông qua sự phát triển của trí nhớ, khả năng tập trung; óc sáng tạo; trí tưởng trượng; tính tò mò và khả năng suy luận. Lúc này, trẻ nhớ được nhiều loại đồ vật khác nhau và trình tự sinh hoạt hàng ngày. Khi 3 tuổi, trẻ có thể nhớ được và hát được những bài đồng dao dài. Trẻ cũng giỏi bắt chước và giàu trí tưởng tượng, thích khám phá, tìm hiểu sự vật và bắt đầu hiểu được những khái niệm tương phản, thời gian. Trong giai đoạn này trẻ cũng biết xây dựng các mối liên hệ giữa “kinh nghiệm” và “thông tin” để giải quyết tình huống.
Sự phát triển trí não của trẻ trong giai đoạn 1-3 tuổi mang một ảnh hưởng lâu dài trong việc giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và tư duy, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học hỏi sau này.Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ phát triển nhận thức? Nhận thức ở trẻ là một quá trình học hỏi từ việc tiếp nhận thông tin qua các giác quan cho đến giải quyết vấn đề. Trẻ nhận thức thông qua 5 giác quan thông qua các trải nghiệm và tự giải quyết các vấn đề. Vì vậy, để giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, cha mẹ cần có phương pháp giáo dục khoa học, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phát triển não bộ.Bác sĩ Thái Thanh Thủy cho biết, trẻ có khả năng xử lý thông tin nhanh nhờ vào khả năng dẫn truyền tín hiệu của các tế bào thần kinh. Giai đoạn 1-3 tuổi, đặc biệt thời điểm 18 tháng tuổi hệ thần kinh của trẻ sẽ được phát triển, trong đó có myelin, một chất tạo nên vỏ bao thần kinh giúp cho việc truyền tín hiệu thần kinh diễn ra nhanh hơn. Do vậy, trong giai đoạn quan trọng này trẻ cần được cung cấp dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng và phát triển các tế bào thần kinh và thị giác; xây dựng nên mối liên kết thần kinh (synapses) đặc biệt là dưỡng chất cho quá trình myelin hóa các tế bào thần kinh và các mối liên kết giúp gia tăng tốc độ truyền dẫn thần kinh. Nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển não bộ của hai dưỡng chất hiện diện trong sữa mẹ: Phospholipid và Lutein. Phospholipid giúp tối ưu hóa các mối liên kết thần kinh thiết yếu với chức năng truyền tín hiệu của tế bào, giúp trẻ nhận biết tín hiệu nhanh và chính xác hơn. Lutein đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của mắt như một chất chống oxy hóa bảo vệ mắt, nơi dễ bị tổn hại bởi ánh sáng. Lutein tập trung với hàm lượng cao ở võng mạc mắt sẽ giúp giảm mức độ oxy hóa của các DHA ở võng mạc. Trẻ được bổ xung đầy đủ Lutein sẽ được tăng cường thị giác và khả năng học hỏi.Phospholipid và Lutein giúp trẻ có khả năng tiếp thu, xử lý thông tin nhanh và nhạy bén.Bên cạnh những yếu tố dinh dưỡng thì những phương pháp giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn này cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ phát triển tối đa khả năng nhận thức. Lúc này, cha mẹ cần tích cực tham gia vào các trò chơi cùng bé, đồng thời giúp bé tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua việc chơi đùa, để bé trải nghiệm, phát huy tư duy và tính sáng tạo.Kim Phương (Sưu tầm)Trích báo Thanh Niên số 105 ra ngày thứ 5 14/04/2010