ĐỪNG BỎ QUA CƠ HỘI ĐỂ NÃO BÉ PHÁT TRIỂN TỐI ĐA TRONG 3 NĂM ĐẦU ĐỜI
P.V
Các bậc cha mẹ ai cũng luôn mong muốn con cái phát triển khoẻ mạnh để có tương lai tươi sáng. Nhưng không ai biết rằng vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em ở những năm đầu đời quan trọng như thế nào đối với sự phat triển này. Gần đây, khoa học đã chứng minh dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển não và các chức năng của não. Mọi sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thời kỳ này có thể dễ dẫn đến tinh trạng bị suy dinh dưỡng và những hậu quả đáng tiếc mà sau này không bù đắp được.
DHA GIÚP CÁC TẾ BÀO THẦN KINH KẾT NỐI HIỆU QUẢ HƠN
Não phát triển rất nhanh và rất sớm từ trong bào thai. Sau khi ra đời, não của trẻ trải qua thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh trong giai đoạn nhũ nhi và 3 năm đầu đời, tạo thành nền tảng cho tiềm năng trí tuệ sau này. Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ đối với trẻ nhỏ ( dưới 1 tuổi ) thì phát triển trí não là không quan trọng vì trẻ còn quá nhỏ, chưa biết gì, chỉ cần khoẻ mạnh, lên cân tốt là được.
Thật ra giai đoạn đầu đời là khoảng thời gian trẻ học nhiều nhất, nhiều chức năng của não hình thành. Cho nên đây chính là thời gian vàng cho việc đầu tư vào phát triển trí não của trẻ, giúp trẻ tận dụng tốt tiềm năng phát triển của mình, vì trẻ bắt đầu nhận biết, ghi nhớ và học hỏi từ môi trường bên ngoài với tốc độ rất nhanh.
Có rất nhiều dưỡng chất tham gia vào cấu tạo và các chức năng của não, trong đó axit béo không no chiếm tỉ trọng rất cao, đặc biệt là DHA & ARA ( 25% trọng lượng khô của não ). Docosa - hexaenoic Acid ( DHA ) là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho cấu trúc và chức năng của não. DHA giữ vai trò cấu trúc quan trọng trong não như hệ thần kinh trung ương, vỏ não, võng mạc. DHA có mặt trong màng tế bào não và chất dẫn truyền thần kinh, giúp tế bào linh động hơn, " nhạy " hơn trong việc truyền tín hiệu tới các tế bào thần kinh khác.
Ngoài DHA ra, một số chất khác cũng quan trọng cho trí thông minh của trẻ như Choline, các chất khoáng ( sắt, kẽm, iốt ), vì chúng có thể hỗ trợ các chức năng trí tuệ phát triển bao gồm khả năng học hỏi, chú ý, trí nhớ và khả năng tập trung, Protein, Axit Flolie, Vitamin nhóm B cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não.
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG HỌC HỎI CỦA TRẺ
Đã từ lâu, chúng ta vẫn thường nghĩ trí thông minh có tính di truyền và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách giáo dục và môi trường xung quanh trẻ. Thật ra, khả năng tiếp thu, học hỏi liên quan mật thiết đến quá trình dẫn truyền thần kinh hay kết nối giữa các tế bào não. Các kết nối này càng chặt chẽ, càng " nhạy " thì sự phát triển nhận thức và tư duy của trẻ càng tốt. Trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu, ghi nhận sự vật xung quanh cũng như ghi nhớ các sự vật đó, vì thế khả năng học hỏi được nâng cao. Khi khả năng học hỏi tốt, trẻ sẽ tích cực tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh, tăng cường hiểu biêt, chính điều đó giúp chúng mau tiếp thu bài giảng hơn. Vì thế, dinh dưỡng trong giai đoạn này cần tăng cường đầy đủ DHA, Cholie, Iốt, Kẽm.........để đảm bảo sự phát triển tối đa cho trí não, giúp trẻ xây dựng nền tảng tốt cho khả năng học hỏi về sau.
" Trích trong báo Thanh Niên số 337 ( 5094 )thứ năm ngày 03 / 12 / 2009"