Đó là chủ đề của buổi giao lưu trực tuyến lần đầu tiên do T.Ư Đoàn, Hội LHTN VN và Hội Sinh viên VN tổ chức diễn ra hôm qua (6.1) với thanh niên VN đang công tác, học tập và sinh sống ở nhiều nước trên thế giới.
* Lời khuyên nào cho chúng tôi nếu muốn cùng tham gia tình nguyện với thanh niên trong nước? (Bùi Lê Minh - Học viện KAIST - Hàn Quốc)
- Anh Nguyễn Phước Lộc - Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội LHTN VN: Chúng ta có đợt tình nguyện cao điểm: tình nguyện trong Tháng Thanh niên; chương trình tình nguyện mùa hè, chương trình tình nguyện mùa đông. Tôi có lời khuyên cho các bạn học sinh, sinh viên đang học ở nước ngoài là các bạn nên liên lạc với đại sứ quán, hội đồng hương... để dạy tiếng Việt cho trẻ em thế hệ thứ ba ở nước đó. Bạn cũng có thể dạy tiếng Hàn cho cô dâu người Việt ở Hàn Quốc để bảo vệ quyền lợi của họ.
|
Theo ban tổ chức, có gần 1.000 câu hỏi từ khắp nơi trên thế giới được gửi về. Ngoài những câu hỏi đã được giải đáp trong hơn 3 giờ của buổi giao lưu, số câu hỏi còn lại sẽ được ban tổ chức gửi tới các cơ quan chức năng trả lời.
Nội dung chi tiết buổi giao lưu có tại địa chỉ: www.thanhnien.com.vn
Lê Tùng
|
|
* PGS.TS Nguyễn Đắc Vinh là một trong những phó giáo sư trẻ nhất VN, anh có thể chia sẻ lý do tại sao anh không theo đuổi con đường làm khoa học chuyên nghiệp mà lại chuyển sang hoạt động thanh niên? (Phạm Anh Thư - du học sinh tại Anh)
- PGS.TS Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên VN: Ai cũng có niềm đam mê cả. Những bạn trẻ càng có nhiều niềm đam mê. Hóa học cũng là niềm đam mê của tôi. Tất nhiên khi có đam mê thì ai cũng muốn theo đuổi đam mê đó đến cùng. Trong cuộc sống có những nhiệm vụ được tổ chức phân công, nên tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc được phân công đó và sẽ vận dụng những kinh nghiệm trong công tác của mình để đưa vào thực tiễn công tác hiện nay.
* Tôi là Việt kiều tại Ba Lan, tôi rất muốn tham gia các chương trình trại hè hay các hoạt động dành cho thanh thiếu niên Việt kiều tại quê hương, tôi phải hỏi ai và đăng ký thế nào để tham gia? (Lưu Trọng Nghĩa - Ba Lan)
- Ông Trần Đức Mậu - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao: Bạn có thể nêu yêu cầu lên đại sứ quán VN ở nước sở tại hoặc gửi về cho Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài những địa chỉ e-mail, số điện thoại... Ở bất cứ đại sứ quán nào cũng có bộ phận chuyên trách về người VN ở nước ngoài xử lý các yêu cầu.
* Được biết hiện nay Bộ GD-ĐT đang soạn thảo quy chế quản lý du học sinh tại nước ngoài. Theo tôi việc quản lý lưu học sinh là không cần thiết? Ý kiến của Bộ GD-ĐT như thế nào về việc này? (Đoàn Nam Thái - ĐH Quốc gia Seoul - Hàn Quốc)
- Ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ GD-ĐT: Hiện Bộ GD-ĐT đang soạn thảo quy chế đào tạo, quản lý lưu học sinh ở nước ngoài và lấy ý kiến của các bộ, ngành để làm sao chúng ta quản lý mà không phải quản lý, tạo điều kiện cho các lưu học sinh cùng tham gia.
* Có chính sách cụ thể nào của các doanh nhân trẻ trong đầu tư đưa đi đào tạo, hỗ trợ và tiếp nhận lưu học sinh sau khi về nước? Nếu muốn tìm kiếm cơ hội thì liên hệ với tổ chức nào? (Trần Việt Hùng - nghiên cứu sinh tại Nhật Bản)
- Ông Nguyễn Xuân Vang: Hiện Bộ GD-ĐT có dự án thu hút Việt kiều ở nơi khác về làm việc. Cũng phải nói, hiện việc tăng cường nhân lực giáo viên giảng dạy trong nước là nhiệm vụ rất quan trọng. Có thầy giỏi thì mới có sinh viên giỏi. Số giáo viên có trình độ tiến sĩ đang giảng dạy tại các trường ĐH hiện vẫn rất ít. Vì vậy những bạn có bằng tiến sĩ, thạc sĩ muốn về VN công tác thì liên hệ với chúng tôi.
* Chính phủ giao cơ quan nào quản lý du học sinh tự túc, học bổng? Có bao nhiêu sinh viên trở về nước? Có cơ quan nào thu thập luận văn, nghiên cứu khoa học, dịch và áp dụng phục vụ sự phát triển của đất nước? (Một bạn thanh niên tại Pháp)
- Ông Nguyễn Xuân Vang: Hiện chưa cơ quan nào thực hiện việc này. Bộ GD-ĐT thống kê được số du học sinh nhận học bổng do Bộ GD-ĐT quản lý nhưng không thể nắm chính xác du học sinh tự túc. Năm tới, chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị lưu học sinh ở các nước để có số liệu cụ thể hơn...
Chúng tôi dự định có một trang web để du học sinh vào cung cấp thông tin về mình. Những sinh viên giỏi gửi hồ sơ về Bộ GD-ĐT sẽ được bộ xem xét cấp học bổng. Về luận văn, lưu học sinh nhận học bổng phải nộp luận văn cho Bộ GD-ĐT. Dịch ra tiếng Việt đòi hỏi nhiều công sức, đầu tư, tuy nhiên chúng tôi cũng sẽ ghi nhận ý kiến của các bạn.
Võ Ba (lược ghi)
Nguồn Báo Thanh Niên số 7 Thứ 5 ngày 7.1.2010
Thêm yêu thích (441) |
Trích dẫn nội dung trên site của bạn | Xem: 6507