ĐỂ CON EM VỮNG BƯỚC VÀO ĐỜI
Theo bản tiếng Pháp của UNESCO
Trung tâm N-T dịch - xuất bản Thế giới ấn hành
Lời mở đầu
Vấn đề bảo vệ và phát triển của Trẻ em ở tuổi bế bồng và lớn hơn, nhất là trẻ em các nước đang phát triển được mô tả một cách khái quát trong tập sách này. Vấn đề chúng tôi quan tâm là số phận những trẻ em ở các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, những đứa trẻ vẫn sống sót được mặc dù trong hoàn cảnh hết sức nghèo nàn và sống trong những điều kiện dễ gây nguy cơ cho tính mệnh. Thế mà những trẻ em ấy ngày càng đông, hiện đang cố sức để sống còn. Các em là niềm vui, là niềm hi vọng cho tương lai; nhưng cũng là một vấn đề gay gắt hằng ngày cho những gia đình sống ở ngưỡng cửa của nghèo khổ.
Vào những năm sắp đến, đứa trẻ mà tính mệnh còn bị đe doạ ngay từ những năm đầu sẽ được nhiều người quan tâm và được xã hội đầu tư nhiều để nó sống. Làm như vậy là đúng nhân đạo. Nhưng với 12 hay 19 đứa sống sót kia thì sao? Ai sẽ chăm sóc chúng trong những năm đầu hết sức quan trọng, quyết định sự trưởng thành của chúng?
Có ai nhìn xa hơn sự sống sót ấy và tự hỏi tương lai sẽ dành cho các trẻ ấy những gì?
Khốn nỗi đại đa số những trẻ ấy tiếp tục sinh sống cũng trong những điều kiện nghèo nàn đầy stress trước đó đã gây nguy cơ cho sinh mạng. Trong những tháng và những năm đầu, những điều kiện ấy và những yếu tố khác nữa uy hiếp sức khoẻ thể chất và tâm trí của chúng, uy hiếp sự phát triển xã hội và tình cảm. Không được chăm sóc không biết bao nhiêu triệu trẻ em đành chịu sống một cách vô bổ như những vật vô tri vô giác và lệ thuộc vào người khác. Không được cơ may phát huy tài năng, chúng không thể thích ứng với một thế giới biến đổi nhanh chóng và ngày càng phức tạp. Chúng không thể tham gia xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Đáng lẽ những em ấy cần được khởi phát tốt vào đời, nhưng không may lại phải đi những bước không vững chắc và rồi bị đào thải ra ngoài cuộc sống chung.
Để giúp nhìn xa hơn sự sống sót và làm sao cho trẻ em đi những bước đầu vững chắc, tập sách này xin cung cấp những yếu tố sau:
- Một định nghĩa sơ lược về sự phát triển của trẻ em, khác với sự sống còn và đơn thuần lớn lên về thể xác mà gắn liền với quan niệm bảo vệ trẻ em.
- Những lý do vì sao cần đầu tư vào những chương trình bảo vệ và giúp trẻ em phát triển.
- Thuật lại một cách ngắn gọn sự tiến triển những chương trình bảo vệ và phát triển trẻ em và lược qua tổng thể những chương trình đã được quy định. Chúng tôi nhấn mạnh về tiến triển những chương trình được đề xuất từ 1979 tức năm Quốc tế về Trẻ em.
- Mô tả ngắn gọn một số chương trình để minh hoạ các cách làm khác nhau về việc giúp trẻ em phát triển.
- Vài kết luận về làm thế nào để tìm ra kinh phí cho những chương trình bảo vệ và phát triển trẻ em, để có thể biến lý luận thành thực tiễn.
Cũng xin phép đưa ra ngay một số kết luận để có danh mục sau đây hướng dẫn cho bạn đọc:
1. Sự phát triển của trẻ em không có gì là bí ẩn cả, một khi đã nhận ra một vài ý kiến sai và hiểu lầm.
2. Từ những năm gần đây, sự hiểu biết về mặt này đã mở rộng ra rất nhiều mà đại đa số vẫn chưa biết. Nhưng vẫn giữ những tri thức ấy còn rất chậm chạp.
3. Có đầy đủ lý do chính đáng để đầu tư vào những chương trình bảo vệ và phát triển trẻ em về các mặt sinh học, xã hội, kinh tế, chính trị.
4. Những biến đổi về dân số, xã hội, kinh tế, chính trị làm tăng những nhu cầu và yêu cầu về các chương trình thống hợp cả vấn đề bảo vệ và phát triển trẻ em.
5. Ở một số nước những chương trình bảo vệ và giáo dục trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi đã có những tiến bộ ngoạn mục; nhưng dù có những tiến bộ đáng kể, vẫn chưa được phổ biến, phát triển không đồng đều, chất lượng chương trình chưa bảo đảm, chưa thấy hết tầm quan trọng của việc luyện tập và phát triển trẻ em dưới 3 tuổi. Nhiều vẫn đề vẫn chưa được giải quyết.
6. Từ 10 năm nay xuất hiện nhiều chương trình tạo ra một loạt mô hình có hiệu lực và có khả năng giải quyết được về mặt kinh phí.
7. Nhu cầu bức xúc và ngày càng mở rộng, những tri thức và kinh nghiệm tích luỹ được đều là những lý do thôi thúc hành động. Nay có đầy đủ luận cứ không thể chối cãi được để đầu tư vào những chương trình dành cho trẻ em. Tuy vậy, đại đa số các tổ chức quốc tế và không ít các chính phủ còn e dè đầu tư nhỏ giọt. Hoạt động quốc tế thì hạn chế, chỉ xoáy quanh vấn đề sức khoẻ thể chất, hình như gần đây đã mở ra những triển vọng mới.
9. Để lý giải vì sao thiếu đầu tư, thường nêu lên những khó khăn về tài chính. Hẳn rằng đây là một vấn đề sẽ tồn tại lâu dài. Song, hiện có đầy đủ những giải pháp ít tốn kém và rất có hiệu quả để có thể nói rằng việc thiếu đầu tư ấy chủ yếu không phải là do thiếu tiền. Vấn đề ở đây trước hết là tạo ra những thái độ mới, biết vận dụng những tri thức hiện có, tìm cách thuyết phục và khuyến khích các tổ chức chính quyền và tổ chức phi chính phủ sáp nhập vấn đề phát triển trẻ em trong những chương trình của họ, làm sao huy động thiện chí chính trị xã hội và công của sẵn có.
10. Cuối cúng, vì hiện nay mới bắt đầu cho nên chúng ta còn có khả năng tạo ra những cấu trúc chương trình phù hợp để bảo vệ, giúp cho trẻ em phát triển, tránh được những sai lầm đã phạm phải trong các lĩnh vực khác. Chúng ta hiện có thời cơ và nhiệm vụ hoạt động nhanh chống, và sáng tạo để giúp cho con em vững bước vào đời, khi chúng bước từ cái nôi thời bé bỏng đến lớp học, bước từ thế giới gia đình vào một thế giới rộng lớn hơn.
Một cơ cấu chương trình gồm 3 phần kết hợp những giai đoạn phát triển của trẻ em với 5 công thức chương trình bổ sung và một hệ nguyên tắc chỉ đạo những chương trình ấy.
Lấy 13 em sinh năm 1990 thì 12 em sẽ vượt qua năm đầu. Con số của 1960 là, nếu sinh ra 6 em thì chỉ có 5 em vượt được; so sánh 2 con số thì thấy rõ những tiến bộ lớn đã đạt được trong vòng 30 năm. Dự đoán, ta có thể hi vọng là đến năm 2000, sinh ra 20 em thì sẽ có 19 em sống đến ít nhất 1 tuổi.
Đăng tin babyhvq